4 phút đọc
11/7/2023
TIẾP CẬN NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚI (Phần 02)
SINH BỆNH HỌC
Dòng vi khuẩn mũi hầu
Bình thường cư trú vùng mũi hầu đa số vi khuẩn Gram dương. Vi khuẩn yếm khí nổi bật khi có bệnh lý răng miệng (sâu răng, viêm nha chu). Sau 72 giờ nằm viện dòng vi khuẩn mũi hầu được thay đổi bởi vi khuẩn Gram âm.
Cơ chế đề kháng của đường hô hấp
Đường hô hấp dưới có nhiều cơ chế bảo vệ
- Phản xạ đóng nắp thanh môn khi nuốt, khi hít vật lạ
- Phản xạ họ
- Lớp nhầy lông mao bao phủ từ thanh quản đến tiểu phế quản tận giúp bám dính vật lạ, đẩy ra ngoài.
- IgA có nồng độ cao ở đường hô hấp, giúp chống lại virus, ngưng kết vi khuẩn, trung hòa độc tố và làm giảm kết dính vi khuẩn vào bề mặt niêm mạc.
- IgG trong huyết thanh và đường hô hấp dưới ngưng kết opsonin vi khuẩn, hoạt hóa bổ thể, thúc đẩy hóa ứng động bạch cầu và đại thực bào, trung hòa độc tố vi khuẩn và ly giải vi khuẩn Gram âm.
- Đại thực bào phế nang có nhiệm vụ thực bào
- Bạch cầu đa nhân trung tính được huy động đến giết vi khuẩn
- Bạch cầu lympho có vai trò quan trọng trong miễn dịch tế bào chống vi khuẩn
------
Viêm phổi xảy ra khi có điều kiện sau:
1. Giảm hoạt động cung phản xạ họ
2. Lớp niêm mạc giảm chức năng
Thông qua 2 cơ chế sau
1. Cơ chế viêm phổi do hít
Có thể hít từ vùng hầu họng ở người khỏe lúc ngủ, thường gặp ở nhóm có phản xạ ho giảm như sau phẫu thuật, gây tê, mở khí quản, đặt nội khí quản hay đặt ống thông mũi dạ dày. Cơ chế bảo vệ phổi có thể không hiệu quả nếu có những tác nhân độc lực cao hay lượng vi khuẩn lớn gây bệnh.
Nhiễm trùng có thể do tổn thương hóa chất như dịch dạ dày, phù phổi, nghiện rượu là yếu tố làm nặng hơn tình trạng viêm phổi. Nhiều vi khuẩn gây nhiễm trùng hô dưới từ vùng hầu họng như Strep. pneumoniae, Haemophilus influenzae, Staph. aureus, vi khuẩn kỵ khí. Chủng vi khuẩn vùng hầu họng ở bệnh viện thường thay đổi, với sự hiện diện trực khuẩn Gram âm
Hít vi sinh vật trong không khí là cơ chế gây truyền virus, Legionella. Hít vi sinh vật từ vật nuôi như Coxiella (sốt Q). Viêm phổi do hít quan trọng hơn viêm phổi lan theo đường máu; bệnh chủ yếu lây bệnh nhân sang bệnh nhân xảy ra do tiếp xúc trực tiếp hay hạt nước bọt. Nhiễm trùng có thể từ dụng cụ hô hấp.
2. Viêm phổi theo đường máu
Viêm phổi có thể từ nhiễm trùng huyết. Thường gặp vi khuẩn Gram âm và nhiễm trùng huyết do Staphylococus, thường gặp ở bệnh nhân có đường truyền, catheter như chạy thận nhân tạo. Tần suất viêm phổi do đường máu thường thấp.
Các yếu tố nguy cơ đa kháng thuốc viêm phổi bệnh viện (VPBV) và viêm phổi thở mày (VPTM):
---
LÂM SÀNG
1. TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG
Triệu chứng khác nhau từ nhẹ, nặng, nguy kịch và tùy thuộc sức đề kháng bệnh nhân. Các triệu chứng thường gặp:
- Sốt, có thể sốt cao 39- 40°C, nhịp nhanh hay lạnh run và/hoặc đổ mồ hôi
- Ho có thể có đàm hoặc không, đàm nhày, đục hay lẫn máu. Ho máu đại thể có thể gặp
- Khó thở
- Tùy theo độ nặng bệnh nhân có thể nói nguyên câu hay câu ngắn.
- Đau ngực kiểu màng phổi nếu viêm phổi lan rộng đến gây màng phổi viêm
Triệu chứng ngoài phổi
- 20% bệnh nhân có triệu chứng dạ dày ruột như buồn nôn, ói và/hay tiêu chảy
- Mệt, đau đầu, đau cơ đau khớp
- Nổi ban da
2. KHÁM LÂM SÀNG
Khám lâm sàng các biểu hiện thay đổi tùy mức độ đông đặc phổi và có hay không tràn dịch màng phổi
- Tăng nhịp thở, co kéo cơ hô hấp phụ.
- Giảm âm phế bào, gõ đục. Ran nổ, âm phế quản...
- Có thể có tiếng cọ màng phổi
- Trường hợp nặng shock nhiễm trùng, suy đa cơ quan
Triệu chứng cơ năng và thực thể không rõ ở người già, đặc biệt có nhiều bệnh đồng mắc: rối loạn tri giác hay tri giác xấu hơn, cảm giác mệt, giảm cảm giác thèm ăn.
------
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
- Viêm phế quản cấp
- Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Suy tim
- Thuyên tắc phổi
---
Phần 01: Định nghĩa, dịch tễ và phân loại NTHHD
Phần 02: Sinh bệnh học & biểu hiện lâm sàng
Phần 03: Cận lâm sàng