8 phút đọc

3/29/2023

8 cách để nói một lời xin lỗi tốt đẹp

Lời xin lỗi là cách mà chúng ta dùng để gỡ bỏ những mâu thuẫn và “làm lành” mối quan hệ xung quanh mình. Con người đều là “những tồn tại không hoàn hảo” theo một góc nhìn nào đó. Nói một lời xin lỗi có thể giúp mối quan hệ giữa người với người trở nên êm dịu hơn. Tuy nhiên, chẳng phải ai cũng có thể làm tốt, hoặc thiếu mất can đảm để nói ra một lời xin lỗi. 

> Ôm lấy mặt tối của cuộc sống

Marjorie Ingall, đồng tác giả của cuốn sách “Sorry, Sorry, Sorry: The Case for Good Apologies” nói rằng: “Thể hiện tốt một lời xin lỗi sẽ xây nên những chiếc cầu để chữa lành vết thương.” Ông cũng cho rằng: “Xin lỗi là một hành động dũng cảm. Bởi khi ấy, chúng ta đang vượt qua tất cả bản năng và khả năng tự vệ để nói ra một lời xin lỗi.”

Karina Schumann, phó giáo sư tâm lý học tại Đại học Pittsburgh, người đã nghiên cứu về các rào cản đối với việc xin lỗi , cho biết: “Chúng ta luôn tìm đến những lời bào bào chữa, biện minh và lí do vì sao nạn nhân lại khiêu khích mình”. “Nếu chúng ta có thể tự thuyết phục bằng những suy nghĩ trên, thì trong tâm trí của bản thân sẽ cho rằng ta không cần thiết phải nói ra lời xin lỗi.” Hoặc có lẽ, ta không xem trọng sự liên kết trong một mối quan hệ này, khiến ta không quan tâm đến việc phải xin lỗi. 

Tuy nhiên, những lời xin lỗi chân thành lại mang đến rất nhiều lợi ích cho cả người nói và người nghe. Chúng có thể giúp củng cố mối quan hệ và hàn gắn lòng tin, giảm căng thẳng và cải cải thiện sức khỏe tinh thần. Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người nhận được lời xin lỗi có thể cải thiện huyết áp và nhịp tim, cũng như tăng kích hoạt các vùng não liên quan đến sự đồng cảm, tạo tiền đề cho sự tha thứ và hòa giải.

Schumann nói: “Thực sự không tốt nếu chúng ta cứ mãi ôm lấy những xấu hổ và tội lỗi nhưng lại chẳng mảy may cố gắng giải quyết những cảm xúc quẩn quanh các hành động tiêu cực và có hại mà ta đã phạm phải.”

Nếu những ai đã sẵn sàng để sửa chữa lỗi lầm của mình, sau đây là tám cách để thực hiện một lời xin lỗi hiệu quả.

8 cách để có một lời xin lỗi chân thành và hiệu quả

Đừng lao ngay vào lời xin lỗi

Lời xin lỗi muộn còn hơn sớm. 

Cindy Frantz, một nhà tâm lý học xã hội tại Đại học Oberlin, người đã nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian đến hiệu quả của lời xin lỗi đã nói rằng: “Có sự cám dỗ để một người nhanh chóng nói ra lời xin lỗi. Đây có thể là nỗ lực muốn kết thúc toàn bộ vụ việc. Điều này có lợi cho người gây ra lỗi lầm, nhưng lại chẳng như người bị tổn thương mong muốn.”

Chúng ta chưa thể có một lời xin lỗi chân thành nếu như chưa nhận ra được bản thân đã sai ở đâu. “Nếu một lời xin lỗi đến trước việc nhận ra lỗi sai, nó sẽ được xem là giả dối.”

Có thể thử với nhiều phương thức xin lỗi

Ingall gợi ý rằng, nếu chúng ta mắc một lỗi tương đối nhỏ, có thể cân nhắc xin lỗi qua tin nhắn hoặc gặp trực tiếp. Ở các trường hợp nghiêm trọng hơn, ta có thể dùng đến Email. Cô ấy nói: “Nếu thực sự đang gặp rắc rối, thì bên trong những chiếc tem,  những văn phòng phẩm xinh đẹp hãy một chiếc bút sẽ có một nguồn sức mạnh gì đó.” Chỉ là, đừng công khai lời xin lỗi lên các phương tiện truyền thông, bởi nó có thể làm ảnh hưởng đến các bên liên quan. 

Một “quy tắc ngón cái” khác là: “Khi ta xin lỗi một ai đó, ta phải cho họ cơ hội.” “Họ sẽ không muốn bị mắc kẹt bởi người xin lỗi - họ cần một lối thoát.” Ví như, không nên chắn lối ra khỏi phòng hoặc dựa vào cửa ô tô khiến họ không thể đi khỏi.

Bắt đầu bằng những từ ngữ cụ thể

Sử dụng “Tôi xin lỗi” thay vì “Tôi rất tiếc” hoặc “Tôi cảm thấy tệ về những điều đã xảy ra”. Những câu nói ấy tuy có bóng dáng mơ hồ của một lời xin lỗi, nhưng lại chẳng thực sự đạt được điều đó. Ngoài ra, việc chúng ta nói đến việc bản thân thấy hối tiếc khiến sự tập trung đổ dồn vào cảm xúc chính mình, trong khi điều cần tập trung vào là cảm xúc của người đã bị tổn thương.

Nhận trách nhiệm 

Cớ gì ta phải xin lỗi khi phần lỗi thuộc về cả hai? Schumann nói, đó chính xác là câu hỏi mà nhiều người phải vật vã để có câu trả lời. Chắc chắn rồi, đó thường là “một trách nhiệm kép”. Cô nói rằng: “Tôi muốn khuyến khích mọi người thực sự tập trung vào phần trách nhiệm của mình trong cuộc xung đột mà họ phải chịu. Tuy nhiên, cần tránh sự những câu nói như, “Tôi xin lỗi tôi đã làm điều này, nhưng bạn cũng đã làm điều đó.”

Cô ấy còn nói: “Chúng ta muốn đặt hành vi của mình vào trong ngữ cảnh, đồng thời muốn nhận mạnh rằng mình cũng bị tổn thương.” Điều này là bình thường, nhưng có lẽ chúng ta nên để nó cho những lần giãi bày sau.

Nhận mạnh những từ quan trọng

Hãy luôn thận trọng trong việc lựa chọn từ ngữ khi xin lỗi. Lisa Leopold, phó giáo sư nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Anh tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury ở Monterey đã khuyên như thế. Bên cạnh đó, ta nên tránh những từ mang tính chất “điều kiện” như “nếu”, “có thể”, “nhưng”... “Tôi xin lỗi nếu có ai đó bị xúc phạm”. Điều này tạo cảm giác như trong cuộc cãi vã này chẳng có bất cứ nạn nhân nào. 

Leopold cho biết thêm,ta có thể dùng các từ khóa quan trọng là sử dụng “tôi” hoặc “của tôi” khi xin lỗi. Ví dụ: hãy nói “Tôi xin lỗi vì sự bộc phát của mình” thay vì “Tôi xin lỗi vì chuyện sáng nay”. Bên cạnh đó, hãy luôn luôn giữ sự tích cực trong giọng nói. Cô ấy bảo rằng: “Nếu bạn nói điều gì đó như: 'Tôi xin lỗi vì những gì đã xảy ra', thì 'chuyện đã xảy ra' là điều bạn không thể kiểm soát được.

Đồng thời, ta cũng có thể dùng các từ ngữ để tăng thêm sự chân thành như “rất”, “thực sự”, “trân trọng”, “sâu sắc” và “cực kỳ”. Những từ ngữ này có thể làm tăng thêm “giá trị” của một lời xin lỗi.

Biết rõ về cách ta sẽ sửa chữa lỗi lầm

Một trong những yếu tố cốt lõi của lời xin lỗi là “bồi thường”. Schumann nói rằng đôi khi có thể là “bồi thường” trực tiếp. Làm vỡ ly rượu yêu thích của đối phương thì mua cho họ một cái mới, và những điều tương tự.

Nếu ta làm tổn thương cảm xúc của ai đó bằng một lời chỉ trích, hãy nói rõ rằng ta đã sai. “Đôi khi bạn không thể sửa chữa những gì đã xảy ra, nhưng bạn có thể nghĩ về mối quan hệ trong tương lai,” cô nói. “Làm thế nào để có thể truyền đạt đến người kia một lời hứa sẽ cư xử tốt hơn?” Điều quan trọng đối với họ là “Điều này sẽ không tiếp diễn…và họ có thể tin tưởng bạn sẽ sửa đổi trong tương lai.”

Chân thành

Một trong những điều có thể giúp ta làm rõ nét lời xin lỗi của mình là “lời nói đến từ trái tim”. Đầu tiên, lời xin lỗi nên phù hợp với mức độ nghiêm trọng của lỗi lầm. 

Ta cũng nên đặt bản thân ở vị trí của đối phương, đồng thời thấu hiểu mình đã làm tổn thương họ sâu bao nhiêu, cũng như hậu quả đã xảy ra với họ. Ta có thể lắng nghe trước và hỏi người ấy về “điểm mấu chốt” của họ. “Điều này có thể giúp ta hiểu sâu sắc được họ đã phải trải qua những gì. từ đó có thể đưa ra lời xin lỗi chính xác hơn và tập trung vào người đã bị tổn thương.”

Đừng cầu mong sự tha thứ

Lời xin lỗi là điểm khởi đầu. Đặc biệt, với những lỗi nghiêm trọng, người bị xúc phạm thường cần thời gian và không gian để “hàn gắn”. 

Một điều quan trọng nữa là đừng tạo áp lực cho họ. Thay vì nói: “Có chuyện gì vậy? Anh đã xin lỗi - đến khi nào em mới chịu tha thứ?”, mà ta hãy nói rằng: ”Anh hiểu điều này sẽ không thể sửa đổi mọi thứ, nhưng anh muốn tiếp tục được bên cạnh em, làm mọi thứ để có thể sửa chữa phần lỗi lầm đã phạm phải. Anh hi vọng rằng, ngay cả khi em chưa sẵn sàng để tha thứ, thì vẫn để anh đưa chúng ta đến một khởi đầu mới để hướng về tương lai.”

> Những thói quen giúp cuộc sống hạnh phúc hơn

#Lifestyle
Bình luận