3 phút đọc

5/25/2023

Cách thoát khỏi “mớ bòng bong” overthinking

Overthinking là một “vũng lầy” mà nhiều người mắc phải trong vòng xoáy hối hả của cuộc đời. Sau đây là những cách để thoát khỏi overthinking.

> Cách bảo vệ dây thanh trước trời nắng nóng

Những nghiên cứu cho rằng, có đến 73% thanh niên từ 25 đến 35 tuổi thường xuyên suy nghĩ quá mức. Nếu không chú ý, nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và cả thể chất của chúng ta. 

Dọn dẹp tâm hồn để thoát khỏi overthinking

Bỏ đi những điều xưa cũ

Cách đầu tiên để thoát khỏi overthinking là bỏ đi những điều đã cũ. Nhiều người thường xuyên suy nghĩ quá mức hoặc bị ám ảnh với những chuyện xảy ra trong quá khứ. Họ có thể trằn trọc mãi về một điều tiêu cực từ nhiều năm trước, tự vấn bản thân hàng loạt những câu hỏi. Vòng lặp này cứ như chiếc lồng giam, nhấn chìm họ trong tiêu cực vô hạn. 

Tuy vậy, một điều hiển nhiên là ta không thể thay đổi quá khứ, nếu cứ dằn vặt mãi vì những chuyện đã qua, thì nên nhắc nhở bản thân rằng, điều ta có thể làm là nắm bắt hiện tại, chỉ có vậy mới không phạm lại lỗi lầm trong quá khứ. 

Dành thời gian để hít thở

Mỗi ngày, chúng ta có thể dành ra 10 phút để thay đổi góc suy nghĩ của mình: trở thành người ngoài cuộc thay vì tham gia vào nó. Cách tiếp cận này sẽ tạo ra một "khoảng cách an toàn" với suy nghĩ của chính mình.

Khi những suy nghĩ ồ ạt tuôn trào trong tâm trí, hãy hít sâu và thở ra. Chúng ta có thể tưởng tượng như đang thả trôi những chiếc lá xuống một dòng sông. Trong thời gian đó, đừng để suy nghĩ khác cắt ngang sự tập trung của mình.

Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể kiểm soát được những gì mình nghĩ. Nhưng khi tập luyện kỹ thuật này thường xuyên sẽ giúp rèn luyện khả năng xoa dịu những suy nghĩ tiêu cực của mình.

“Mổ xẻ” các mối lo đang tồn tại 

Một điều nữa có thể giúp chúng ta thoát khỏi mớ bòng bong của overthinking là phân tích các mối lo của bản thân. Chúng ta cần xác định những mối lo mà bản thân có thể kiểm soát được và không kiểm soát được. Liệt kê chúng ra giấy hoặc trong đầu để kiểm tra xem điều đó có thật sự ảnh hưởng đến mình hay không.

Với những nỗi lo nằm trong tầm kiểm soát, hãy tập trung tìm ra cách giải quyết chúng theo hướng đơn giản nhất.

Còn với những mối lo ngoài tầm kiểm soát,  hãy từ từ thay đổi suy nghĩ của mình từ "tại sao điều này lại xảy ra?" thành "tôi sẽ học được gì khi chuyện này xảy ra?".

Tập cách chấp nhận chúng một cách từ tốn và chậm rãi sẽ khiến bản thân đỡ mệt mỏi và áp lực.

Bắt tay vào làm 

Cách tốt nhất để "xử lý" những suy nghĩ trong đầu đó là biến chúng thành hiện thực. Những suy nghĩ sẽ không bao giờ mất đi nếu chúng ta chẳng cho chúng cơ hội thoát ra khỏi đầu và xuất hiện trong những hành động cụ thể.

Những ai đang lo lắng, overthinking về một vấn đề gì đó mà cho rằng nó quá sức hoặc không thể thực hiện được, hãy học cách bắt đầu từ những bước nhỏ. Để rồi từ đó, con đường chúng ta đi sẽ ngày càng rõ ràng hơn. 

> Cách để trở nên hạnh phúc hơn

 

#Healthy Lifestyle
Bình luận