6 phút đọc

3/26/2023

[Ngoại] Chẩn đoán Tắc ruột

Hỏi và khám lâm sàng là đủ để chẩn đoán TẮC RUỘT. Chụp X quang chỉ mang tính bổ sung giả thuyết đặt ra, giúp xác định vị trí tắc hoặc đôi khi giúp xác định cơ chế tắc; còn nếu để xác định phương thức điều trị chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng.

Chẩn đoán

Triệu chứng cơ năng

Đau: Đau đột ngột hoặc âm ỉ vùng quanh rốn hoặc mạn sườn, không lan. Đôi khi đau co thắt dữ dội như chuột rút với tư thế giảm đau.

Nôn mửa: Nôn có thể xuất hiện cùng lúc với đau, nhưng nôn xong vẫn không làm giảm đau. Đầu tiên là nôn thức ăn, sau nôn dịch mật xanh, mật vàng và về sau nữa sẽ nôn bất cứ thức ăn gì đưa vào.

Bí trung - đại tiện: Triệu chứng này có thể đi cùng với hai triệu chứng trên. Ban đầu bệnh nhân có thể trung đại tiện được nhưng rất ít và không đem lại cảm giác đỡ đau, dễ chịu nào.

Triệu chứng toàn thân

Nhiệt độ có thể bình thường hoặc cao khoảng 38oC. Không có biểu hiện sốc trong những giờ đầu và tình trạng toàn thân không thay đổi nhiều.

Triệu chứng thực thể

(Phải thăm khám lâm sàng trước khi cho thuốc giảm đau)

Bụng trướng căng không phải xuất hiện ngay tức khắc mà tiến triển từ từ, bắt đầu nổi gồ lên ở đường giữa rốn sang hai bên mạn sườn, nhìn bụng thấy các gợn sóng nhu động trong những giờ đầu. Triệu chứng này phụ thuộc vào vị trí và cơ chế TẮC RUỘT.

Khi khám bằng tay đè lên thành bụng thấy có một cảm giác đàn hồi nhưng không có phản ứng thành bụng và không đau.

Chẩn đoán phân biệt

Bệnh nội khoa

Cơn đau quặn thận: Đau lan tỏa ra hai bên thắt lưng và lan xuống dưới, bụng không trướng, chụp UIV cấp cứu.

Cơn đau quặn gan.

Hôn mê đái tháo đường.

Tràn dịch màng phổi.

Nhồi máu cơ tim.

Bệnh ngoại khoa

Thoát vị nghẹt do không thăm khám kỹ, đây là một sai sót hay gặp trên lâm sàng khi không thăm khám lỗ bẹn nông trong trường hợp bệnh nhân đau bụng cấp nhằm tìm kiếm một khối cứng nhỏ ẩn nấp dưới dây chằng bẹn có kèm đau ở cổ thoát vị, thoát vị đùi.

Trường hợp bụng ngoại khoa có kèm sốt như ruột thừa viêm cấp, nhiễm trùng đường mật, viêm túi thừa sigma, viêm phúc mạc toàn thể... có thể biểu hiện dưới dạng một tình trạng TẮC RUỘT, tuy nhiên để chẩn đoán xác định dựa vào tình trạng nhiễm trùng và triệu chứng lâm sàng tại chỗ.

Viêm tụy cấp: Đau liên tục, dữ dội có thể có biểu hiện sốc và dấu TẮC RUỘT.

Chẩn đoán xác định dựa vào xét nghiệm sinh hóa và chẩn đoán hình ảnh.

Nhồi máu mạc treo ruột thường diễn ra trong bệnh cảnh của bệnh mạch máu: dấu TẮC RUỘT là thứ phát sau một cơn đau lan tỏa, liên tục, đề kháng và toàn  thân biểu hiện trạng thái sốc.

TẮC RUỘT do liệt không điển hình: Không đau, trướng toàn  bụng, không có âm ruột. Chẩn đoán xác định bằng cách hỏi  bệnh sử  và chụp x quang.

Cận lâm sàng chẩn đoán TẮC RUỘT

X quang bụng không sửa soạn

Quai đến trướng căng trên chỗ tắc mức hơi vị trí nằm nghiêng và mức hơi dịch ở vị trí đứng thẳng.

Không thấy mức hơi dịch ở phần dưới chỗ tắc.

Vị trí, hình dạng mức hơi dịch giúp xác định vị trí tắc.

Ruột non: Mức hơi dịch nằm ở trung tâm, đáy rộng, vòm thấp, thành ruột mỏng, ít giãn. Hoặc bóng khí đơn độc hoặc hình ảnh hơi nước có vòm thấp hoặc hạ sườn phái hoặc trước cột sống.

Đại tràng: Hình mức hơi nước có thể tích lớn, vòm cao, đáy hẹp, quai ruột giãn đầy hơi, ít dịch, ở vị trí ngoại vi. Thành ruột dày. Tuy nhiên đôi khi khó phân biệt rõ ràng TẮC RUỘT non hay đại tràng một cách rõ ràng.

TẮC RUỘT do liệt: Giãn toàn bộ ruột non, đại tràng có một ít mức hơi dịch.

Dấu hiệu âm tính trên X quang: Không có hơi tự do trong ổ phúc mạc, không có tràn dịch ổ phúc mạc.

Siêu âm bụng

Trướng hơi, quai ruột dãn, tăng nhu động.

Xét nghiệm

Công thức máu, điện giải  đồ, ure máu, protid máu.

Chẩn đoán thể lâm sàng TẮC RUỘT

Tắc một quai ruột non khép kín

Sẹo thành bụng.

Đau đột ngột, liên tục, khu trú, thỉnh thoảng đau cơn mạnh lên kết hợp có phản ứng thành bụng, tăng nhiệt độ (50% trường hợp).

TẮC RUỘT non do u hoặc hẹp ruột

Tiến triển theo thời gian, đôi khi không điển hình hoặc trước đó có cơn đau Koenirg (khi hỏi bệnh sử). Bụng gồ lên trường hợp TẮC RUỘT không hoàn toàn, quai ruột trướng vừa, lưu thông ruột còn nên có thể có ích cho chỉ định.

Xoắn đại tràng

Thường gặp nhất là xoắn đại tràng trái, gặp ở lứa tuổi trung niên, có tiền sử táo bón, đau âm ỉ bụng bên trái, bụng trướng mất cân đối.

ASP có hình ảnh nòng súng với 4 trụ.

Chụp đại tràng chuẩn bị có hình ảnh mỏ chim ở chỗ nối trực tràng và đại tràng sigma.

Toàn thân tốt.

Xoắn manh tràng

Khởi phát đột ngột, nôn, bụng trướng lệch, đau bụng phản ứng khu trú hố chậu phải, xoắn đại tràng ngang và đại tràng góc lách

TẮC RUỘT ở người già.

Tắc đại tràng (do ung thư)

Hay gặp đại tràng trái và chỗ nối trực tràng và đại tràng sigma.

Có hay không có cơn đau Duval (đau trực tràng).

Trực tràng dãn và đau, bụng trướng dọc khung đại tràng hợp với các mức hơi nước ở ruột non.

Trên phim có cản quang, có hình ảnh tắc đột ngột với hình ảnh hẹp lòng ĐT. (nếu tắc ở đại tràng phải có thể khám phát hiện được khối u).

Nên soi đại tràng: Phát hiện nhanh chóng khối u đại tràng.

TẮC RUỘT non (TẮC RUỘT do sỏi mật)

Hay gặp ở những phụ nữ có tuổi hay không có tiền sử nhiễm trùng đường mật, có sốt ở giai đoạn khởi bệnh.

Tiến triển TẮC RUỘT tương ứng với sự di chuyển của sỏi.

Hạ sườn phải và vùng trung tâm có thể thấy bóng tròn của viên sỏi.

Tại vùng gan có dấu hiệu đường mật có hơi ở ống mật chủ.

Giả TẮC RUỘT (do u phân đại tràng)

Hay gặp ở người già, tiền sử thường có rối loạn tiêu hoá. Chẩn đoán dựa vào thăm khám  lâm sàng, ASP và chụp khung đại tràng có cản quang. Hội chứng Ogillvie thường diễn ra trong bệnh cảnh của một rối loạn chuyển hoá. Khung đại tràng đầy hơi.

Nguy cơ tắc ruột do “rác” thức ăn - Hànộimới

Bình luận