3 phút đọc

3/15/2023

Bệnh viện Việt Đức mổ phiên trở lại bình thường

Lịch mổ phiên tại bệnh viện Việt Đức đã trở lại bình thường sau khi “nút thắt” đấu thầu, vật tư y tế, trang thiết bị… được giải quyết.

> Ghi nhận một ca tử vong và mù mắt trong vụ nhiễm độc Methanol tại Quảng Ninh

Bệnh viện Việt Đức mổ phiên trở lại sau 2 tuần gián đoạn

Theo GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, bệnh viện đã mổ trở lại như bình thường sau 2 tuần gián đoạn các ca mổ phiên, chỉ ưu tiên ca cấp cứu do thiếu vật tư, hóa chất. Ông cho biết, Nghị định 07 về quản lý trang thiết bị y tế và Nghị quyết 30 về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế của Chính phủ đã tháo gỡ được nhiều 'nút thắt', giải quyết được các vấn đề mua sắm, đấu thầu trang thiết bị của bệnh viện.

Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện ngoại khoa có số lượng ca mổ nhiều nhất cả nước. Năm 2022, nơi đây đã mổ  gần 80.000 ca mổ phiên và mổ cấp cứu, tương ứng mỗi ngày khoảng 210 ca mổ theo thống kê của chính Bệnh viện.

Vào cuối tháng 2/2023, Bệnh viện Việt Đức đã thông báo từ 1/3/2023 tạm hoãn mổ phiên, chỉ ưu tiên mổ cấp cứu, bệnh nhân nặng do thiếu vật tư, hóa chất.

Ngay sau khi Nghị định 07/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 về quản lý trang thiết bị y tế và Nghị quyết 30 về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế được ban hành, Bệnh viện đã tổ chức thực hiện các quy định tại văn bản này. Được biết, bệnh viện đã đẩy nhanh tiến độ đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư, hóa chất… ngay sau khi “nút thắt” được tháo gỡ.

Nghị định 07 và Nghị quyết 30 

Nghị định số 07/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 về quản lý trang thiết bị y tế được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký ban hành vào ngày 3/3. Điều này nhằm giải quyết các tồn tại, hạn chế bất cập phát sinh trong thời gian vừa qua, đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý và yêu cầu hội nhập trong lĩnh vực TTBYT.

Ở nghị quyết 30/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế do Chính phủ ban hành đã cơ bản tháo gỡ được những vấn đề của cơ sở y tế hiện nay trong việc này. Nghị quyết có nhiều điểm mới như về quy định tham khảo báo giá, thời gian lựa chọn nhà thầu trong thủ tục mua sắm, đấu thầu; về trang thiết bị, vật tư cùng chủng loại có nhiều nhà phân phối; về trúng thầu hóa chất theo máy….

Trước đó, Dược sĩ Nguyễn Hoài Nam - Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cho rằng: “Thời gian qua các bệnh viện cũng lo lắng việc sử dụng các máy này sẽ gặp khó khăn khi thanh toán BHYT, do vậy khi Nghị quyết 30 cho thanh toán BHYT với các máy này, các bệnh viện yên tâm hơn để phục vụ người bệnh".

Sau khi Nghị định 07 và Nghị quyết 30 được ban hành, nhiều bệnh viện khác cũng đã bắt tay ngay vào việc triển khai 2 văn bản để nhanh chóng tiến hành mua sắm đấu thầu trang thiết bị y tế, vật tư, hóa chất phục vụ khám chữa bệnh cho người dân. 

Mối quan hệ xã hội ảnh hưởng đến cách ta phản ứng với căng thẳng (1).png

> WHO cảnh báo tình trạng thiếu nhân viên y tế sau đại dịch

#University
Bình luận