3 phút đọc

2/22/2023

Sau đại dịch Covid-19 ngành F&B có nhiều khởi sắc

Theo báo cáo về thị trường kinh doanh ẩm thực của IPOS.vn, quy mô doanh thu ngành F&B năm ngoái, đạt gần là 610.000 tỷ đồng tăng 39% so với năm 2021.

Có thể thấy là năm 2022 thị trường này đã lấy lại được mức tăng trưởng. Thậm chí sang đến những tháng đầu năm 2003, tình hình còn sôi động hơn, minh chứng rõ nhất là sự đông đúc ở các quán cà phê này hay là các nhà hàng ăn uống.

 Một số người dân cho rằng, sau khoảng thời gian Covid-19, tần suất đi ra ngoài ăn sẽ nhiều hơn, vì trải qua một khoảng thời gian dài ở trong nhà làm cho họ cảm thấy có chút bí bách.

Tần suất ăn uống bên ngoài tăng, các hàng quán lại nhộn nhịp như trước. Thương hiệu bít tết Bảo Hằng luôn trong tình trạng đông khách ở cả 4 chi nhánh. Với tình hình kinh doanh nhiều khởi sắc họ sẽ tiếp tục mở thêm các điểm bán trong năm nay. Theo đại diện thương hiệu này cho biết: “Trong tầm khoảng 6 tháng nữa thì chúng tôi sẽ có thêm khoảng 3- 5 điểm bán, trong đó 3-4 điểm bán là chúng tôi sở hữu. Và cũng sẽ cơ cấu một chút về tài chính đó là sẽ có thêm những cửa hàng về nhượng quyền”.

Với chuỗi cà phê The Coffee House, đã từng phải đóng gần 40 cửa hàng với dịch Covid-19. Hiện tại họ đang có hơn 150 cửa hàng trên toàn quốc. Dù chưa thể khôi phục hoàn toàn số lượng cửa hàng như trước dịch nhưng doanh thu trung bình của từng quán đã hồi phục gần như trước đây.

Báo cáo về thị trường kinh doanh ẩm thực của IPOS.vn cho thấy, doanh thu thị trường ăn ngoài tại Việt Nam năm 2022 đã phục hồi sát với mốc trước dịch covid 19, đạt hơn 333.000 tỷ đồng.

Sau đại dịch, lượng khách quay lại với việc ăn uống bên ngoài rất nhiều, tỷ lệ chi tiêu của họ cũng tăng.Người Việt Nam xem ẩm thực là trải nghiệm, cũng như là một cái nét văn hóa và sự việc kết nối, theo Tổng Giám đốc công ty Cổ phần IPOS.vn nhận điịnh.

Cũng theo báo cáo của IPOS.vn, người tiêu dùng có khuynh hướng giữ nguyên mức chi tiêu hiện tại cho ẩm thực chiếm tỷ trọng nhiều nhất, với hơn 46%. Có thể thấy lĩnh vực F&B trên cả nước cũng đã có sự tăng tốc đáng kể sau dịch Covid-19.

Tính đến hết năm 2022 thì Việt Nam có khoảng 338.600 nhà hàng, quán cà phê. Số lượng nhà hàng dịch vụ tại nước ta có xu hướng tăng dần đều với tốc độ tăng trưởng vào khoảng 2%.

Hiện nay dù đã phục hồi tiệm cận gần như trước dịch nhưng có thể thấy nhiều thay đổi ở thị trường này. Và nếu như những nhà đầu tư mới nào muốn gia nhập hoặc là quay trở lại thị trường thì cần nắm bắt tốt những thay đổi này. Covid-19 đã làm thay đổi rất nhiều thứ và trong đó thì có thói quen của thực khách.

Dịch covid 19 cũng khiến online hóa nhiều thứ trong đó có cả việc mua đồ ăn thức uống. Theo khảo sát của IPOS.vn cho thấy có hơn 88% doanh nghiệp F&B được hỏi đã ứng dụng phần mềm bán hàng. Tuy nhiên theo chuyên gia đây chỉ là bước đầu tiên bởi quá trình chuyển đổi số và còn cần nhiều hơn ngoài bán hàng online, đó là quản lý kinh doanh, quản trị hàng tồn, chi phí, quản lý nhân sự, marketing,…

Khi Covid xảy ra đã nhắc nhở tất cả các chủ đầu tư rằng, phải tối ưu từ nhân sự tới vận hành tới hiệu quả kinh doanh. Sau đại dịch, mọi người tiếp tục đà phát triển này khi đã nhận dạng được vấn đề bắt buộc phải sử dụng, các cái giải pháp công nghệ trong ngành.

Cơ cấu doanh thu dịch vụ F&B cũng có sự phân hóa, khi 95% doanh số đến từ dịch vụ ăn uống đơn lẻ và chỉ 5% thị phần được ghi nhận mức doanh thu từ các chuỗi dịch vụ ăn uống. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng các mô hình FMG bình dân sẽ được nhiều chủ đầu tư mới thâm nhập thị trường phát triển.

 

#Healthcare Finance#Healthtech Funding
Bình luận