CƯỜNG GIÁP được đặc trưng bởi tăng chuyển hóa và tăng nồng độ các hormone giáp tự do. Các triệu chứng bao gồm đánh trống ngực, mệt mỏi, giảm cân, không chịu được nhiệt, lo lắng và run. Chẩn đoán bằng lâm sàng và xét nghiệm chức năng tuyến giáp. Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân.
Đại cương về CƯỜNG GIÁP
CƯỜNG GIÁP có thể là kết quả của tăng tổng hợp và bài tiết hormone tuyến giáp (thyroxine [T4] và triiodothyronine [T3]) từ tuyến giáp, do các chất kích thích tuyến giáp hoặc do tăng chức năng tuyến giáp tự trị. Nó cũng có thể là kết quả của sự phóng thích hormone tuyến giáp quá mức từ tuyến giáp mà không tăng tổng hợp. Sự phóng thích này thường gây ra bởi những thay đổi phá huỷ tuyến giáp của các dạng viêm tuyến giáp.
Nguyên nhân của bệnh CƯỜNG GIÁP
Các nguyên nhân phổ biến nhất tổng thể bao gồm
+Bệnh Graves (bệnh bướu độc lan tỏa), nguyên nhân phổ biến nhất của CƯỜNG GIÁP, được đặc trưng bởi CƯỜNG GIÁP và một trong những biểu hiện sau đây: Bướu cổ, Vận nhãn ngoài, Bệnh da do thâm nhiễm
+Bướu đa nhân: đôi khi là kết quả từ các đột biến gen thụ thể TSH gây ra hoạt hóa tuyến giáp liên tục
+Viêm tuyến giáp: bao gồm viêm tuyến giáp u hạt bán cấp, viêm tuyến giáp Hashimoto và viêm tuyến giáp tế bào lympho im lặng, một biến thể của viêm tuyến giáp Hashimoto.
+ Nhiễm độc giáp giả tạo: tạo CƯỜNG GIÁP do cố ý hoặc tình cờ tiêu thụ quá nhiều hormone tuyến giáp.
+Ăn quá nhiều iốt gây ra chứng CƯỜNG GIÁP với sự hấp thụ iốt phóng xạ của tuyến giáp thấp.
Sinh lý bệnh CƯỜNG GIÁP
Trong CƯỜNG GIÁP, T3 huyết thanh thường tăng lên nhiều hơn T4, có thể là do tăng tiết của T3 cũng như chuyển đổi T4 thành T3 trong mô ngoại vi. Ở một số bệnh nhân, chỉ tăng T3 (nhiễm độc T3).
Nhiễm độc T3 có thể xảy ra trong bất kỳ rối loạn phổ biến nào gây ra chứng CƯỜNG GIÁP, bao gồm bệnh Basedow, bướu đa nhân tuyến giáp và nhân độc tuyến giáp tự trị chức năng. Nếu nhiễm độc T3 không được điều trị, bệnh nhân cũng thường phát triển những bất thường về xét nghiệm điển hình của CƯỜNG GIÁP (ví dụ tăng T4 và tăng hấp thu iốt-123). Các thể viêm tuyến giáp thường có một giai đoạn CƯỜNG GIÁP, sau đó là giai đoạn suy giáp.