Trái phiếu Chính phủ là gì?
Trái phiếu Chính phủ là một chứng chỉ vay nợ của Chính phủ do Bộ Tài chính phát hành dưới sự chấp thuận của nhà nước, có thời hạn, mệnh giá và lãi suất.
Mục đích của trái phiếu Chính phủ dùng để huy động vốn cho nhà nước có thêm ngân sách nhằm thực hiện những dự án đầu tư có phạm vi trong nước, hoặc những chương trình do nhà nước tổ chức. Dễ hiểu hơn, trái phiếu chính phủ chính là cách thức để nhà nước vay vốn cho ngân sách. Khi mua trái phiếu Chính phủ, bạn sẽ được nhận một mức lãi suất theo điều khoản được đề cập trong trái phiếu vào ngày đáo hạn quy định. Điều này làm cho trái phiếu trở thành một tài sản thu nhập cố định.
Khi trái phiếu hết hạn, bạn sẽ quay trở lại khoản đầu tư ban đầu. Ngày nhận lại khoản đầu tư ban đầu được gọi là ngày đáo hạn. Các trái phiếu khác nhau sẽ có ngày đáo hạn khác nhau – thời hạn từ 1 năm đến 30 năm.

Đặc điểm của trái phiếu Chính phủ
Xem xét về thị trường trái phiếu có thể thấy trái phiếu Chính phủ đang thu hút được rất nhiều nhà đầu tư lớn. Vậy đặc điểm của trái phiếu Chính phủ là gì?
Chủ thể phát hành trái phiếu Chính phủ
Trái phiếu Chính phủ luôn được phát hành từ Bộ tài chính. Sau đó, Bộ tài chính sẽ ủy quyền xuống cho Kho bạc nhà nước để phát hành trái phiếu dưới dạng đầu thầu. Các doanh nghiệp, tổ chức tài chính được bảo lãnh Chính phủ, ngân hàng nhà nước là chủ thể phát hành trái phiếu.
Mệnh giá của trái phiếu Chính phủ được bán với giá 100.000 đồng và bội của 100.000 đồng, được áp dụng từ ngày 01/01/2021.
Các hình thức trái phiếu chính phủ:
· Tín phiếu kho bạc: Là loại trái phiếu ngắn hạn, có kỳ hạn dưới 1 năm.
· Trái phiếu kho bạc: Là loại trái phiếu có kỳ hạn từ 1 năm trở lên.
· Công trái xây dựng Tổ quốc: Là loại trái phiếu có kỳ hạn từ 1 năm trở lên.Trái phiếu loại này được phát hành nhằm vay vốn cho những công trình cụ thể trong quốc gia, được nhà nước lên kế hoạch rõ ràng.
Lãi suất của trái phiếu Chính phủ
Tỷ lệ lãi đối với trái phiếu Chính phủ thấp. Trên thực tế, nó thấp hơn bất kỳ hình thức đầu tư nào khác. Nhưng, trái phiếu Chính phủ được coi là an toàn nhất, vì tại thời điểm đáo hạn Chính phủ luôn đáp ứng các cam kết và không bao giờ vỡ nợ.
Lãi suất của trái phiếu Chính phủ có 3 loại:
-
Lãi suất cố định (APR cố định): Lợi tức của trái phiếu được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) cố định. Bạn nhận được số tiền như nhau mỗi năm hoặc mỗi tháng, tùy thuộc vào lịch trả lãi.
-
Lãi suất thả nổi (APR thả nổi): Lãi suất được trả trong các kỳ có sự khác nhau và được điều Chính phủ thuộc vào thị trường trái phiếu; cách tính lãi suất này cũng có 2 loại là: APR tăng dần (tăng trong một khoảng thời gian nhất định.
Vì vậy, lãi suất cố định được coi là an toàn hơn lãi suất thả nổi, nhưng lợi nhuận của lãi suất cố định sẽ thấp hơn. Việc lựa chọn loại trái phiếu nào sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và sở thích của mỗi người.
Thị trường trái phiếu Chính phủ
Trái phiếu Chính phủ chính là thị trường then chốt trên thị trường trái phiếu, là nơi huy động nguồn vốn để xây dựng và cải thiện hạ tầng xã hội, đồng thời bù đắp những thâm hụt trong ngân sách nhà nước. Ngoài ra, thị trường này còn là nơi Chính phủ thực hiện biện pháp quản lý lượng tiền, hạn chế tình hình lạm phát xảy ra trên thị trường.
Đại diện phát hành trái phiếu là Bộ tài chính, kế hoạch phát hành được Kho bạc Nhà nước công bố hàng năm. Sau khi hoàn tất quyết định, Kho bạc Nhà nước sẽ thực hiện thủ tục công bố kế hoạch và phát hành trái phiếu ra công chúng. Các thông tin gồm: Khối lượng phát hành dự kiến, kỳ hạn, lãi suất,… Những thông tin này giúp nhà đầu tư có thể chủ động nguồn vốn tham gia vào các đợt phát hành.
Trái phiếu Chính phủ được phát hành theo phương thức đấu thầu, bảo lãnh hoặc bán lẻ. Sau khi phát hành, trái phiếu sẽ được đăng ký, lưu ký và niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và phát hành theo hình thức đấu thầu là chủ yếu. Đối với những người tham gia và mua trái phiếu Chính phủ trong thị trường này, hằng năm Bộ tài chính sẽ tiến hành kiểm tra về tình hình tài chính của doanh nghiệp, các hoạt động tham gia vào thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
Một số quyền lợi của người mua trái phiếu
Người mua trái phiếu được quyền chọn trái phiếu với số lượng tùy ý và thích hợp với mình.
Trái phiếu được phép sử dụng để làm tài sản trong việc thế chấp, cầm cố. Tuy nhiên, người mua không được sử dụng trái phiếu để thay thế tiền trong việc lưu thông hoặc nộp thuế.
Ưu nhược điểm của trái phiếu Chính phủ
Trái phiếu Chính phủ là khoản đầu tư được đánh giá là an toàn nhưng vẫn có những hạn chế. Vậy trước khi đầu tư, bạn cần nắm rõ được ưu điểm và nhược điểm của việc đầu tư này để tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Ưu điểm của trái phiếu Chính phủ
-
Không có rủi ro: Chứng khoán Chính phủ, luôn là một ví dụ tốt về bảo mật, không có rủi ro.
-
Miễn phí thuế: Tiền lãi nhận được từ trái phiếu Chính phủ không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
-
Tính thanh khoản tốt: Nếu không còn nhu cầu tiếp tục sở hữu trái phiếu Chính phủ, có thể chuyển nhượng lại thông qua sàn giao dịch, sang tay hoặc bán lại cho các tổ chức tài chính, ngân hàng.
Nhược điểm
-
Lợi tức tương đối thấp. Bạn thường có thể kiếm nhiều tiền hơn khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, bất động sản hoặc các cơ hội khác ngoài việc mua và nắm giữ trái phiếu Chính phủ. Nhưng nếu bạn sắp nghỉ hưu hoặc muốn có một nơi an toàn để tích trữ một số tiền của mình, trái phiếu Chính phủ có thể là một lựa chọn tốt.
-
Quy trình: Mỗi nhà đầu tư muốn mua trái phiếu Chính phủ đều phải trải qua một quy trình theo quy quy định của Pháp luật. Không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu và đủ điều kiện để mua trái phiếu Chính phủ.