Núi Bà Đen đang là một địa điểm du lịch được “săn đón” nhất hiện nay. Nhưng với thời tiết nắng nóng như hiện tại thì việc say nắng khi leo núi rất thường xuyên xảy ra.
Núi Bà Đen - một ngọn núi cao và đẹp nằm giữa vùng đồng bằng Nam Bộ, cách Thị xã Tây Ninh 11 km về hướng Đông Bắc. Núi Bà Đen là món quà độc đáo mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Với độ cao 986m, cao nhất miền Nam, núi Bà Đen có biệt danh “Nóc nhà Đông Nam Bộ”. Nơi đây nổi tiếng với hệ thống chùa linh thiêng như chùa Hang, chùa Bà Tây Ninh, chùa Linh Sơn Hòa Đồng, chùa Linh Sơn Phước Trung, chùa Quan Âm. Ngoài ra còn có hàng loạt địa điểm tham quan nổi tiếng khác như: tượng Phật Bà Tây Bồ Đà Sơn cao nhất Châu Á, nhà ga Vân Sơn, Mã Thiên Lãnh, Đỉnh núi Bà Đen.
Đầu năm 2023, núi Bà Đen thường xuyên xuất hiện một số hiện tượng hiếm gặp như: cầu vồng đơn sắc (sáng 26/01) và gần đây nhất là đám mây dạ quang (đêm 13/02).
Vì vậy, núi Bà Đen chắc hẳn là một nơi thu hút rất nhiều khách du lịch trong người và nước ngoài ghé thăm trong thời gian tới.

Hình ảnh. Núi Bà Đen
Leo núi Bà Đen và đắm chìm trong khung cảnh tuyệt đẹp nhưng cũng phải bảo vệ sức khoẻ, tránh say nắng.
Say nắng xảy ra do điều kiện nhiệt độ của môi trường quá cao hoặc do điều kiện làm việc nặng nhọc trong môi trường tương đối cao lại mặc quần áo dày, chật và bí… Nói chung, tình trạng này hay gặp ở tham gia các hoạt động ngoài trời trong một khoảng thời gian dài như leo núi.
Biểu hiện của say nắng
Ngay sau khi bị say nắng bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, mắt lờ đờ, cơ thể nóng ran, da khô không có mồ hôi, mặt đỏ gay, nhiệt độ cơ thể lên cao, có khi lên đến 41độ C. Nhịp thở nhanh, mạch yếu khó bắt hoặc không còn. Trường hợp nặng có thể hôn mê và lên cơn co giật.
Trong đó đáng chú ý biến chứng nguy hiểm của say nắng có thể dẫn tới shock do suy giảm đột ngột cung lượng tuần hoàn. Biểu hiện mạch nhanh, huyết áp tụt, da xanh, niêm mạc nhợt.
Một biến chứng có thể có của say nóng là sốc, đó là một điều kiện gây ra bởi một sự mất mát đột ngột của lưu lượng máu. Các dấu hiệu của sốc bao gồm huyết áp rất thấp, môi và móng tay màu xanh và da mát lạnh.
Sơ cứu và điều trị
Trong trường hợp say nắng có biểu hiện nặng, vừa sơ cứu khẩn trường, vừa gọi xe cấp cứu hoặc chuẩn bị phương tiện để vận chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
Các biện pháp sơ cứu tại chỗ bao gồm:
Đặt người bệnh nằm trong một khu vực thoáng mát, cởi hết quần áo, để giúp cơ thể có điều kiện giải tỏa bớt nhiệt lượng.
Dùng khăn bông nhúng nước mát đắp lên đầu, lên trán và khăn mát lau khắp mình và chân tay.
Cho người bệnh uống nước đầy đủ để bù lại lượng nước trong cơ thể đã bị tiêu hao do nhiệt độ cao. Nếu có nước oresol thì cho người bệnh uống, nếu không có sẵn thì dùng nước khoáng, hoặc nước đun sôi để nguội có pha ít muối, đường. Có thể cho uống nước quả tươi, nước khoáng, hoặc nước đã đun sôi để nguội. Cho uống từ từ ít một để tránh nôn.
Phòng tránh say nắng khi leo núi
Để dự phòng say nắng khi leo núi cần mặc quần áo thoáng mát bằng vải sợi bông, cần phải đội mũ. Cần thường xuyên uống nước trong điều kiện nắng nóng. Uống nước sẽ giúp mồ hôi cơ thể và duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường. Nên leo núi và thời điểm thời tiết mát mẻ (lúc sáng sớm), tránh leo núi vào khoảng trưa nắng.
Nguồn: báo đời sống sức khoẻ