Thoái hoá khớp là một bệnh mạn tính và độ tuổi nguy cơ đang ngày một trẻ hoá. Tìm hiểu yếu tố nguy cơ để phòng ngừa và phương pháp chữa trị.
Thoái hóa khớp là bệnh lý mạn tính về xương khớp thường gặp ở những người trên 40 tuổi, đặc biệt là sau 60 tuổi. Hiện nay, độ tuổi này đang bị trẻ hoá dần. Đây là tình trạng lớp sụn khớp và đĩa đệm bị thoái hóa, suy yếu dần kèm theo các triệu chứng như viêm, giảm dịch nhầy bôi trơn tại các khớp. Điều này khiến việc cử động của các khớp cũng bị ảnh hưởng, gây ra các triệu chứng đau và cứng khớp.
Các yếu tố nguy cơ bao gồm
Tuổi
Viêm khớp trước đây được coi là một tình trạng của người lớn tuổi, nhưng ngày nay nó thường được công nhận là một bệnh ảnh hưởng đến cả những người trẻ. Theo nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật toàn cầu đều dựa nhiều vào dữ liệu từ Nghiên cứu về bệnh xương khớp Framingham (1983–85) cho thấy đa số độ tuổi mắc thoái hoá xương khớp dưới 65 tuổi. Và theo một nghiên cứu khác, cho thấy độ tuổi trung bình bị thoái bị khớp gối là khoảng 24 – 55 tuổi.
Giới tính.
Giới tính nữ làm tăng nguy cơ thoái hoá khớp hơn so với nam giới đặc biệt sau tuổi 50.
Chủng tộc
Tỷ lệ mắc thoái hóa khớp và tỷ lệ khớp bị thoái hóa khác nhau giữa các chủng tộc. Đa số, thoái hóa khớp phổ biến hơn ở châu Âu và Mỹ so với các nơi khác trên thế giới.
Di truyền
Nhiều nghiên cứu cho thấy gen đóng vai trò to lớn trong việc hình thành bệnh thoái hoá khớp và nó mang yếu tố di truyền.
Béo phì
Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ được nhắc đến nhiều nhất với thoái hóa khớp. Cơ chế chính dẫn đến thoái hóa khớp gối của béo phì có thể do trọng lượng quá tải nén lên các khớp, đặc biệt khi thực hiện các hoạt động chịu lực thường xuyên ở khớp gối, dẫn đến phá hủy sụn, tổn thương dây chằng và các cấu trúc hỗ trợ khác.
Chấn thương, hoạt động và nghề nghiệp.
Các chấn thương đầu khớp cấp tính, bao gồm rách dây chằng chêm và dây chằng chéo, gãy xương, trật khớp làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp thứ phát, hoặc làm bệnh nặng thêm. Ngoài ra, nguy cơ thoái hóa khớp cũng tăng lên khi chơi thể thao trong thời gian dài, tải trọng liên tục và quá tải do các hoạt động thể chất tạo áp lực lên khớp có thể dẫn đến thoái hóa.
Điều trị thoái hóa khớp gối hiện nay bao gồm hai biện pháp chính: điều trị không dùng thuốc và dùng thuốc.
Dựa vào đặc điểm cá nhân, nguyện vọng bản thân mà có thể lựa chọn một trong hai cách điều trị là dùng thuốc và không dùng thuốc
Tập thể dục là liều thuốc tốt. Ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng tập thể dục có thể nâng cao thể lực, xây dựng cơ thể, ngăn ngừa và điều trị một số bệnh, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc sống của con người. Các nghiên cứu Pedersen và Saltin, 2015 đã tổng kết cơ chế vận động trong điều trị 26 bệnh lý khác nhau, cung cấp cơ sở lý thuyết cho việc điều trị bệnh bằng vận động. Việc điều trị viêm khớp bằng tập thể dục ngày càng thu hút được sự chú ý và dần trở thành điểm nóng nghiên cứu về viêm khớp. Tập thể dục làm giảm những thay đổi bệnh lý của viêm khớp bằng cách ảnh hưởng đến sự xuống cấp của ECM, quá trình chết theo chương trình, phản ứng viêm, bệnh autophagy và những thay đổi của ncRNA. Và đào tạo được sử dụng để điều trị viêm khớp. Các bài tập đã nghiên cứu có thể cải thiện xương khớp như: chạy bộ, chạy xe đạp, các bài tập aerobic, các bài tập dưới nước, yoga,...

Hình ảnh: Bài tập có lợi có thoái hoá khớp
Hiện nay, điều trị dùng thuốc đang được các bác sĩ ở các bệnh viện ưu tiên sử dụng. Các thuốc có thể kể đến là:
Giảm đau (NSAIDs) là một lựa chọn đầu tay cho bệnh nhân bị thoái hoá. Tuy có nhiều tác dụng không mong muốn nhưng hiện nay vẫn chưa tìm ra được phương pháp nào tối ưu hoá nhất cho bệnh nhân tốt hơn NSAIDs
Tiêm nội khớp: đây là một phương pháp điều trị khá mới ở Việt Nam. Đa số được sử có các bệnh nhân nội trú. Tuy phương pháp này khá hiểu quả nhưng giá thành khá cao. Hiện nay, chưa có một nghiên cứu cho cho thấy rằng việc tiêm nội khớp tối ưu hơn việc sử dụng NSAIDs về giá thành cũng như sự trải nghiệm hài lòng của bệnh nhân.
Glucosamine và chondroitin là những chất bổ sung đường uống có bán trên thị trường từ lâu đã được bán trên thị trường với vai trò hỗ trợ sụn khớp, với những lợi ích được cho là giảm đau và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Cả hai sản phẩm, đơn lẻ hoặc kết hợp, đã được nghiên cứu rộng rãi, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục về lợi ích.
Tài liệu tham khảo:
-
Epidemiology of OA (Tuhina Neogi, MD, PhD, FRCPC and Yuqing Zhang, DSc). Rheum Dis Clin North Am. 2013 Feb; 39(1): 1–19.
-
American College of Rheumatology (Hochberg MC, Altman RD, April KT, et al). American College of Rheumatology 2012 recommendations for the use of nonpharmacologic and pharmacologic therapies in osteoarthritis of the hand, hip, and knee. Arthritis Care Res (Hoboken) 2012;64:465–74.