
Hình ảnh đặc trưng của bệnh mạch vành trên ECG
ST chênh xuống, thẳng đuỗn, đây là tổn thương dưới nội tâm mạc, thường có trong chứng nhồi máu dưới nội tâm mạc hay chứng đau thắt ngực.
Điện tâm đồ có giá trị rất lớn trong chẩn đoán các bệnh mạch vành. Một động mạch vành bị xơ hóa có nòng hẹp hay tắc lại sẽ làm cho vùng cơ tim mà nó phụ trách bị kém nuôi dưỡng; người ta gọi đó là thiểu năng vành (thiếu máu → thiếu oxy → tổn thương hoặc chết hẳn – hoại tử).
Các dấu hiệu của bệnh mạch vành
Các dấu hiệu thấy được trên điện tâm đồ thường gồm có ba loại, quy ước gọi bằng các danh từ sau đây:
- Thiếu máu (Ischemia)
- Tổn thương (Injury)
- Hoại tử (necrosis)
Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh động mạch vành
Có thể dựa chủ yếu vào “Quy tắc Minnesota” là bản tiêu chuẩn đã được WHO áp dụng. Dưới đây là tóm tắc mấy điểm chính của quy tắc đó:
Sóng Q
D1, D2, aVL, V1 đến V6 (nhồi máu trước và bên)
Q rộng ≥ 0,04s : Bệnh lý rõ ràng
Q sâu = R : Bệnh lý rõ ràng
Dạng QS từ V1 đến V4 (V5, V6) : Bệnh lý rõ ràng
Q rộng 0,03 – 0,04s : Nghi bệnh lý
Dạng QS từ V1 đến V3 : Nghi bệnh lý
Q sâu ≥ 1/5 R : Có thể bệnh lý
Dạng QS từ V1 đến V2 : Có thể bệnh lý
D3, aVF (nhồi máu sau – dưới)
Q rộng ≥ 0,05s : Bệnh lý rõ ràng
Q rộng 0,04 – 0,05s : Nghi bệnh lý
Q sâu ≥ 5mm : Nghi bệnh lý
Đoạn ST
Ở tất cả các chuyển đạo, trừ aVR thì ngược lại:
Chênh xuống:
1mm : Bệnh lý rõ ràng
0,5 – 0,9mm : Nghi bệnh lý
0,5mm : Có thể bệnh lý
Chênh lên bệnh lý:
≥ 2mm ở V1 đến V4.
≥ 1mm ở các chuyển đạo khác.
Sóng T
Ở tất cả các chuyển đạo trừ D3, V1.
Âm sâu từ 1mm trở lên : Bệnh lý
Dẹt : Có thể bệnh lý.