3 phút đọc

2/13/2023

Biến chứng của bệnh đái tháo đường và cách phòng ngừa

Bệnh nhân đái tháo đường lâu năm và kiểm soát đường huyết kém sẽ dẫn đến các biến chứng khôn lường.

Đái tháo đường là bệnh mạn tính, do sự thiếu hụt insulin tương đối hay tuyệt đối biểu hiện là tăng lượng glucose huyết trong máu. Nếu lượng glucose trong máu cứ tăng cao và kéo dài trong một thời gian sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Đái tháo đường có hai kiểu biến chứng chính: biến chứng trên mạch máu lớn và biến chứng trên mạch máu nhỏ.

Biến chứng trên mạch máu lớn:

  • Bệnh mạch vành

  • Tai biến mạch máu não

  • Bệnh mạch máu ngoại biên

Biến chứng mạch máu nhỏ:

  • Bệnh võng mạc: là nguyên nhân phổ biến gây mù lòa người lớn tại Mỹ. Bệnh được đặc trưng ban đầu bởi vi phình mạch của mao mạch võng mạc (nền tảng bệnh võng mạc) và sau đó là tân sinh mạch máu (bệnh võng mạc tăng sinh) và phù hoàng điểm. Không có triệu chứng hoặc dấu hiệu sớm, nhưng mờ điểm, bong thủy tinh thể hoặc bong võng mạc, và sau cùng mất thị lực một phần hoặc toàn bộ; tỷ lệ tiến triển là thay đổi cao.

  • Bệnh thận: là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh thận mạn tại Mỹ.

  • Bệnh thần kinh: ảnh hưởng trực tiếp của tăng đường huyết trên tế bào thần kinh, và những thay đổi trao đổi chất nội bào làm giảm chức năng thần kinh. Điều này sẽ dẫn đến các biểu hiện như: tê tay, tê chân, rối loạn cảm giác, không đau,...

Hình ảnh: Tổn thương võng mạc do đái tháo đường

Biến chứng khác:

  • Nhiễm trùng:Những người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị bệnh nặng, nhập viện hoặc tử vong do nhiễm virus SARS-CoV-2 cao hơn.

  • Biến chứng bàn chân đái tháo đường (thay đổi da, loét, nhiễm trùng, hoại tử) là phổ biến và có thể do bệnh mạch máu, thần kinh, và liên quan tới ức chế miễn dịch. Những biến chứng này có thể dẫn đến cắt cụt chi dưới.

Yếu tố nào gây ra biến chứng đái tháo đường.

Đa số các trường hợp hình thành biến chứng đái tháo đường đều do bệnh nhân tái khám không đúng hẹn, tự động ngưng thuốc khi đang điều trị. Ngoài ra, glucose huyết còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, môi trường sống, chế độ ăn uống và các bệnh đi kèm như: tăng huyết áp, rối loạn lipit máu,...

Có cách nào giảm bớt, ngăn chặn biến chứng đái tháo đường không? 

Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (International Diabetes Federation – IDF) có khoảng 463 triệu người mắc bệnh ĐTĐ trên toàn cầu vào năm 2019 và ước tính con số có thể lên đến 643 triệu người năm 2030 với 55% số người mắc sống ở châu Á. Số người mắc bệnh này đang không ngừng tăng lên một cách nhanh chóng, đặc biệt ở các quốc gia có thu nhập thấp - trung bình thuộc khu vực châu Phi và Đông Nam Á, thống kê cho thấy cứ 4 người mắc bệnh đái tháo đường thì có khoảng 3 người sống ở các nước này. Trong năm 2021, có đến 6,7 triệu ca tử vong do ĐTĐ. Và bệnh này cũng làm tiêu tốn đến 966 tỷ USD chi phí y tế, tăng 316% trong vòng 15 năm qua

Để đạt được các mục tiêu trên, bệnh nhân nên tuân thủ điều trị, theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và cần lưu ý sử dụng thuốc luôn luôn phải đi cùng với ăn uống điều độ và luyện tập thể lực đều đặn. Chế độ luyện tập thay đổi tùy theo sức khỏe của bệnh nhân, đơn giản nhất là đi bộ ít nhất mỗi ngày nửa tiếng, nếu bệnh nhân đã lớn tuổi đau khớp có thể chia ra đi bộ nhiều lần trong ngày, thí dụ đi bộ 10-15 phút sau 3 bữa ăn sáng, trưa, chiều.

Chế độ ăn lành mạnh là chế độ ăn có nhiều chất xơ, giảm chất béo (nhất là chất béo bão hòa có trong mỡ động vật hoặc chất béo trans có trong các loại thức ăn chiên rán ngập dầu, margarine, bánh bích qui), giảm muối, lượng bột đường vừa đủ. .

Cũng cần chú ý duy trì nếp sống điều độ như ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc, tránh ngồi lâu chơi vi tính hoặc xem truyền hình.






#Health Care
Bình luận