3 phút đọc

2/13/2023

LUẬT QUY ĐỊNH THẾ NÀO VỀ HỒ SƠ BỆNH ÁN? TẠI SAO CÓ NHIỀU BÁC SĨ BỊ PHẠT VÌ BỆNH ÁN?

Đến các bác sĩ còn có trường hợp bị phạt vì hồ sơ bệnh án, vì vậy từ khi trở thành một sinh viên khối ngành sức khoẻ, bạn cần tìm hiểu ngay những quy định của pháp luật về hồ sơ bệnh án.

stethoscope-pen-blank-prescription-pad-medicine-pharmacy-concept-empty-medical-form-ready-be-used-modern-medical-information-technology.jpg

🧐 Hồ sơ bệnh án là gì?

Theo khoản 1 Điều 59 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, hồ sơ bệnh án được được giải thích như sau:

Hồ sơ bệnh án là tài liệu y học, y tế và pháp lý; mỗi người bệnh chỉ có một hồ sơ bệnh án trong mỗi lần khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

🧐 Quy định về việc lập hồ sơ bệnh án là gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 59 Luật này, các quy định được trình bày như sau:

a) Người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đều phải được lập hồ sơ bệnh án;

b) Hồ sơ bệnh án được lập bằng giấy hoặc bản điện tử và phải được ghi rõ, đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án;

c) Hồ sơ bệnh án bao gồm các tài liệu, thông tin liên quan đến người bệnh và quá trình khám bệnh, chữa bệnh;

🧐 Lưu trữ hồ sơ bệnh án có quy định nào không?

Tại khoản 3 Điều 59,  Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, việc lập hồ sơ bệnh án được quy định như sau:

a) Người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đều phải được lập hồ sơ bệnh án;

b) Hồ sơ bệnh án được lập bằng giấy hoặc bản điện tử và phải được ghi rõ, đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án;

c) Hồ sơ bệnh án bao gồm các tài liệu, thông tin liên quan đến người bệnh và quá trình khám bệnh, chữa bệnh;

🧐 Trường hợp nào được cho phép xem hồ sơ bệnh án?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 59, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, việc khai thác hồ sơ bệnh án được quy định như sau:

a) Sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật;

b) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, cơ quan bảo hiểm, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền cho phép;

c) Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh được nhận bản tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này.

Theo khoản 5 Điều 59 Luật này, các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này khi sử dụng thông tin trong hồ sơ bệnh án phải giữ bí mật và chỉ được sử dụng đúng mục đích như đã đề nghị với người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

 

Như vậy, hồ sơ bệnh án là tài liệu vô cùng quan trọng đối với mỗi người bệnh khi đi khám chữa bệnh và không phải ai cũng được phép tự ý xem hồ sơ bệnh án của người khác. Pháp luật quy định rất chặt chẽ về việc lập hồ sơ bệnh án cũng như lưu trữ và sử dụng thông tin trong hồ sơ bệnh án. Nếu bạn là sinh viên y hay bác sĩ mới vào nghề đều nên lưu ý những quy định này để tránh những trường hợp vi phạm pháp luật về bệnh án.








#Pháp luật
Bình luận