3 phút đọc

12/14/2023

LỰA CHỌN THUỐC ĐIỀU TRỊ CẢM LẠNH TẠI NHÀ THUỐC

Cảm lạnh, với triệu chứng ho đi kèm, là bệnh thường gặp nhất tại cộng đồng. Trẻ em bị cảm lạnh thường xuyên hơn người lớn. Cảm lạnh không có thuốc điều trị đặc hiệu và khoảng 2/3 người bị bệnh có khả năng tự phục hồi trong vòng một tuần. Tuy nhiên, do số ca bệnh rất nhiều nên điều quan trọng là người dược sĩ cần phải hiểu biết về tình trạng có triệu chứng nặng hoặc các triệu chứng gợi ý cúm. 

Triệu chứng 

Các triệu chứng cảm lạnh xuất hiện dần dần và bao gồm: 

  • Ngạt mũi hoặc chảy nƣớc mũi

  • Đau họng 

  • Ho 

  • Đau đầu hoặc đau người 

  • Hắt hơi 

  • Sốt 

  • Giảm hoặc mất vị giác và khứu giác. 

Các triệu chứng ở người lớn và trẻ em đều giống nhau. Đôi khi các triệu chứng ở trẻ em kéo dài hơn. 

Trường hợp cần đi khám bác sĩ 

Các dấu hiệu cảnh báo, yêu cầu phải khám bác sĩ

  • Sốt > 39°C hoặc ớn lạnh 

  • Sốt trong 5 ngày hoặc sốt trở lại sau khi đã hết sốt 

  • Khó thở 

  • Thở khò khè 

  • Đau đầu nặng, đau họng, đau xoang hoặc đau cơ 

  • Mất nước 

  • Buồn nôn 

Các dấu hiệu yêu cầu phải đƣa trẻ đi khám bác sĩ bao gồm: 

  • Sốt > 38°C ở trẻ nhỏ 

  • Sốt tăng lên hoặc sốt kéo dài > 2 ngày ở trẻ em ở bất kỳ lứa tuổi nào 

  • Triệu chứng không cải thiện hoặc nặng hơn 

  • Đau tai 

  • Khó chịu 

  • Chán ăn hoặc không thèm ăn 

  • Phồng thóp 

  • Buồn ngủ hoặc mệt mỏi 

Trường hợp sốt cao, ho, khó thở hoặc mất/giảm khứu giác/vị giác, có thể do coronavirus (covid-19), cần khai báo với cơ quan quản lý theo quy định.

Điều trị 

  • Giảm nhẹ triệu chứng

  • Xác định các triệu chứng dai dẳng hoặc bất thường và điều trị nguyên nhân hoặc chuyển khám bác sĩ khi cần thiết. 

  • Cảm lạnh thông thường hầu hết là do virus, không sử dụng kháng sinh để điều trị và thậm chí có thể gây ra tác dụng không mong muốn.

Lựa chọn điều trị cho người lớn 

Sử dụng chế phẩm đơn thành phần được khuyến cáo bởi liều dùng linh hoạt hơn và giảm nguy cơ quá liều. 

Tuy nhiên, chế phẩm 2 thành phần điều trị ho và cảm lạnh giúp tiết kiệm chi phí, tăng tuân thủ điều trị (ví dụ thuốc kết hợp kháng histamin và thông mũi) được xem có hiệu quả với người lớn. 

Chưa có đủ bằng chứng cho việc sử dụng các thuốc hỗ trợ (như vitamin C, thảo dược như echinacea) để phòng ngừa hoặc điều trị cảm lạnh. 

Lựa chọn điều trị cảm lạnh

Lựa chọn điều trị cho trẻ em 

Trẻ em có tần suất cảm lạnh nhiều hơn người lớn bởi khả năng miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện với nhiều loại vi rút. 

  • Paracetamol có thể sử dụng để giảm đau và giảm sốt có liên quan đến cảm lạnh ở trẻ Aspirin không nên sử dụng trẻ < 16 tuổi do tăng nguy cơ xuất hiện hội chứng Reye.

  • Nước muối/nước muối dạng xịt có thể sử dụng để giảm tình trạng nghẹt mũi. 

Lời khuyên điều trị không dùng thuốc 

Khuyên người bệnh: 

  • Nghỉ ngơi. 

  • Uống nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả). 

  • Nước ấm có thể làm dịu cổ họng và giảm tình trạng táo bón. 

  • Cần tránh dùng đồ uống có thể gây mất nước như cà phê, rượu, đồ uống chứa cồn, chứa ga. 

  • Tránh sử dụng, hít phải chất có thể gây kích ứng hô hấp (ví dụ khói thuốc lá, hút thuốc lá). 

  • Giữ phòng ấm nhưng không quá nóng, nếu độ ẩm quá thấp cần sử dụng máy tạo ẩm phun sương hoặc máy hóa hơi có thể làm ẩm không khí. 

  • Bôi thuốc mỡ để làm dịu vùng da bị khô, nứt nẻ quanh mũi.

  • Hít hơi nước từ vòi hoa sen đang mở nước nóng để giảm nghẹt mũi, khô hoặc chảy nước mũi (trẻ em cần được giám sát trong quá trình hít hơi nước để giảm nguy cơ bỏng).

  • Súc miệng bằng nước ấm, nước muối hoặc ngậm viên ngậm để làm giảm đau họng và ho. 

-----

Chi tiết tạiSổ tay Thực hành tại Cơ sở Bán lẻ thuốc

#medicine
Bình luận