23 phút đọc
2/25/2024
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
-
Định nghĩa:
-
Đái tháo đường (ĐTĐ): là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa được đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu do sự thiếu hụt tiết Insulin hoặc tác dụng của Insulin hoặc cả hai. Tình trạng tăng glucose máu mạn tính của ĐTĐ phối hợp với rối loạn chức năng gây tổn hại nhiều cơ quan khác nhau đặc biệt ở mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.
-
Dịch tễ học
-
Bệnh có tần suất cao, số lượng tăng nhanh trên phạm vi toàn cầu:
Theo Báo cáo IDF ( International Diabetes Federation) năm 2021:
-
Khoảng 537 triệu người trưởng thành ( 20-79 tuổi) _10,5 % dân số đang sống chung với bệnh Đái tháo đường, trong đó gần một nửa không biết rằng họ đang bị bệnh. .
-
Tổng số người mắc bệnh dự kiến sẽ tăng lên 643 triệu người vào năm 2030.
-
Đến năm 2045, dự báo của IDF cho thấy cứ 8 người trường thành thì có 1 người bị bệnh, và khoảng 783 triệu người sẽ mắc bệnh Đái tháo đường ( tăng 46%)
-
3 trong 4 người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường sống trong các nước có thu nhập thấp và trung bình.
-
Hơn 90% người mắc bệnh Đái tháo đường type 2, nguyên nhân là do các yếu tố kinh tế, dân số, môi trường và di truyền.
-
Tại Việt Nam, Kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2021 cho thấy tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người trưởng thành ước tính là 7,1%, tương đương với khoảng gần 5 triệu người đang mắc bệnh đái tháo đường. Trong đó, số đã được chẩn đoán chỉ chiếm khoảng 35% và số đang được quản lý, điều trị tại các cơ sở y tế chiếm 23,3%.
-
Bệnh thường được chẩn đoán muộn và có chi phí điều trị cao .
-
Bệnh gây giảm hoặc mất khả năng lao động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
-
Đái tháo đường trở thành một trong những nguyên nhân phổ biến gây tàn tật và tử vong sớm ở hầu hết các quốc gia. Theo Báo cáo IDP 2021, bệnh đái tháo đường cũng là nguyên nhân gây ra 6,7 triệu ca tử vong trong năm 2021, chủ yếu do làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Ở nhiều quốc gia, đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, bệnh tim mạch, suy thận và cắt cụt chi. Cứ một trong 3 người bệnh đái tháo đường có biến chứng bệnh thận-đái tháo đường.
Tài liệu tham khảo:
-
Số liệu thống kê về bệnh Đái tháo đường theo IDF 2021: https://idf.org/about-diabetes/diabetes-facts-figures/
-
Số liệu thống kê của Bộ Y tế tại Việt Nam: https://moh.gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/
3. Nguyên nhân:
-
Trước khi tìm hiểu sâu về bệnh Đái tháo đường, chúng ta cần phải hiểu về quá trình bình thường mà cơ thể chuyển hóa Carbohydrate trong thức ăn thành đường ( Glucose)_ một loại đường đơn có vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể. Lượng đường trong máu ( đường huyết) là thước đo để đánh giá mức độ hiệu quả của cơ thể sử dụng Glucose và chỉ số này thay đổi trong suốt cả ngày, nhưng hầu hết các trường hợp, insulin và glucagon giữ mức đường huyết trong giới hạn bình thường.
- Vai trò của Insulin và Glucagon trong việc điều hòa đường huyết:
-
Insulin và Glucagon là những hormon do tế bào đảo trong tuyến tụy tiết ra. ( Insulin được tổng hợp ở tế bào beta, Glucagon được sản xuất bởi các tế bào alpha )
-
Cả 2 hoocmon này đều được tiết ra để đáp ứng với sự thay đổi của lượng đường trong máu nhưng cách thức hoạt động thì đối nghịch nhau. Dù vậy, cả 2 hormone này lại hoạt động đồng bộ, nhịp nhàng để đảm bảo đường huyết trong cơ thể chúng ta không tăng quá cao và cũng không hạ quá thấp.
2. Những người mắc bệnh Đái tháo đường có lượng đường trong máu cao vì cơ thể họ không thể di chuyển đường từ máu vào tế bào hoặc dự trữ năng lượng và/hoặc do gan của họ tạo ra quá nhiều glucose và giải phóng nó vào máu. Điều này là do:
-
TH1: Tuyến tụy không sản xuất đủ insulin
-
TH2: Tế bào không phản ứng bình thường với insulin (còn gọi là kháng insulin)
-
TH3: Cả hai nguyên nhân trên
Tài liệu tham khảo:
-
Vai trò của hormon Insulin và Glucagon: https://daithaoduong.com/insulin-va-glucagon/
-
Nguyên nhân bệnh Đái tháo đường ( Causes): https://medlineplus.gov/ency/article/001214.htm
4. Phân loại, chẩn đoán, điều trị đái tháo đường
-
Đái tháo đường típ 1
-
Đái tháo đường típ 2
-
Đái tháo đường thai kỳ
-
Đái tháo đường đặc biệt do các nguyên nhân khác, như ĐTĐ sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô
(Trong phạm vi bài này em xin phép sẽ đề cập chi tiết đến Đái tháo đường típ 1, Đái tháo đường típ 2 và Đái tháo đường thai kỳ )
1. Đái tháo đường typ 1:
1a. Tổng quan:
- Trước đây còn được gọi là bệnh Đái tháo đường phụ thuộc insulin hoặc bệnh Đái tháo đường khởi phát ở tuổi vị thành niên.
- Đái tháo đường típ 1 do tế bào beta bị phá hủy nên người bệnh không còn hoặc còn rất ít insulin, 95% do cơ chế tự miễn (típ 1A), 5% vô căn (típ 1B)
- Tỷ lệ <10 % các trường hợp Đái tháo đường
- Thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Người lớn tuổi có thể bị Đái tháo đường tự miễn diễn tiến chậm còn gọi là Latent Autoimmune Diabetes of Adulthood (LADA)
1b. Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và cơ chế bệnh sinh
- ĐTĐ típ 1 do bệnh tự miễn dịch:
-
Bệnh xảy ra do di truyền và quá trình viêm tự miễn phá hủy tế bào beta của tuyến tụy ( khởi đầu là hiện tượng viêm sau đó là chết chương trình của tế bào beta) và hơn 90% trong số chúng bị phá hủy vĩnh viễn, dẫn đến giảm và thiếu insulin hoàn toàn gây tăng đường huyết mạn.
-
Sự phá huỷ tế bào beta này có thể nhanh hoặc chậm. Dạng phá huỷ nhanh thường xảy ra ở trẻ em nhưng cũng có thể gặp ở người lớn. Dạng phá huỷ chậm hay gặp ở người lớn (LADA: latent autoimmune diabetes in adults).
-
Các nhà khoa học tin rằng yếu tố môi trường - có thể là nhiễm virus hoặc yếu tố dinh dưỡng trong thời thơ ấu hoặc tuổi trưởng thành sớm - khiến hệ thống miễn dịch phá hủy các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy. Khuynh hướng di truyền khiến một số người dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường hơn. ( mang gen HLA DR3 và/ hoặc HLA DR4).
- ĐTĐ típ 1 vô căn: không thấy căn nguyên tự miễn dịch
1c. Tiến triển bệnh:
- Tiến triển rất rầm rộ, khi 90% tế bào beta bị phá hủy gây đến thiếu hụt Insulin hoàn toàn, người bệnh sẽ bộc lộ hết các triệu chứng của bệnh Đái tháo đường ( triệu chứng rầm rộ).
-
Giai đoạn 1: Sự hiện diện trong máu của các kháng thể đặc hiệu với bệnh tiểu đường (dấu hiệu cho thấy có tình trạng viêm hoặc tổn thương các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy) ở những người có lượng đường trong máu bình thường và không có triệu chứng của bệnh tiểu đường
-
Giai đoạn 2: Mức glucose trong máu cao hơn bình thường ở những người không có triệu chứng
-
Giai đoạn 3: Triệu chứng của bệnh tiểu đường
Sau khi bệnh tiểu đường típ 1 bắt đầu, một số người có thể trải qua giai đoạn tạm thời với mức đường huyết gần như bình thường (giai đoạn trăng mật) do lượng insulin tiết ra được phục hồi một phần.
-
Giai đoạn “ trăng mật”:
-
Xảy ra ở 1 số người bệnh Đái tháo đường típ 1 mới được chẩn đoán
-
Bệnh tự ổn định, có thể không cần điều trị Insulin
-
Có thể kéo dài đến 1 năm, sau đó bệnh nhân chắc chắn sẽ nặng lên, cần điều trị Insulin vĩnh viễn
-
Nguyên nhân: Stress làm suy nặng tế bào beta dẫn đến Đái tháo đường. Nhờ điều trị Insulin và khi stress giảm thì chức năng tế bào beta tạm phục hồi dẫn đến đường máu ổn định. Nhưng theo diễn biến tự nhiên, tế bào beta giảm xuống dẫn đến Đái tháo đường vĩnh viễn.
-
Vì vậy cần hướng dẫn người để tránh họ bị lầm tưởng và bỏ quên điều trị
1d. Triệu chứng:
- Các triệu chứng thường bắt đầu đột ngột.
- Các triệu chứng tiểu đường thông thường như: khát nước, đi tiểu nhiều.
- Hiện tượng nhiễm toan đái tháo đường ( một biến chứng trong đó cơ thể sản sinh dư thừa axit) có thể nhanh chóng xuất hiện với các triệu chứng bao gồm buồn nôn, nôn, mệt mỏi và đặc biệt ở trẻ em là đau bụng, hơi thở có xu hướng sâu và nhanh, hơi thở có mùi trái cây hoặc mùi sơn móng tay. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến hôn mê và tử vong một cách nhanh chóng.
Tài liệu tham khảo:
Đái tháo đường típ 1: https://www.msdmanuals.com/home/hormonal-and-metabolic-disorders/diabetes-mellitus-dm-and-disorders-of-blood-sugar-metabolism/diabetes-mellitus-dm
Gen HLA DR3 và HLA DR4: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/6333238/
2. Đái tháo đường typ 2:
2a. Tổng quan:
- Trước đây gọi là bệnh Đái tháo đường không phụ thuộc insulin hoặc bệnh Đái tháo đường khởi phát ở người trưởng thành.
- Đái tháo đường típ 2 đặc trưng là sự đề kháng insulin và đi kèm với sự thiếu hụt insulin tương đối.
- Tỷ lệ: chiếm 90-95% các trường hợp Đái tháo đường
- Bệnh thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành ( Thường >30 tuổi , khoảng 30% số người trên 65 tuổi mắc bệnh)
- Phần lớn tiến triển âm thầm, không có triệu chứng hoặc triệu chứng không điển hình.
- Thường chẩn đoán tình cờ qua khám sức khỏe, khám bệnh khác hoặc do các biến chứng của Đái tháo đường
2b. Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và cơ chế bệnh sinh:
- Có nhiều nguyên nhân của ĐTĐ típ 2 nhưng không có một nguyên nhân chuyên biệt nào. Đặc điểm lớn nhất trong sinh lý bệnh của đái tháo đường týp 2 là có sự tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường.
-
Yếu tố di truyền: ảnh hưởng mạnh trong bệnh ĐTĐ típ 2, tỷ lệ cùng bị ĐTĐ của hai người sinh đôi cùng trứng là 90%, hầu hết người ĐTĐ típ 2 đều có thân nhân bị ĐTĐ. Có thể bệnh do ảnh hưởng của nhiều gen chi phối, nếu tìm được một gen cụ thể gây tăng glucose huyết, bệnh nhân sẽ được xếp vào thể bệnh chuyên biệt của ĐTĐ.
-
Yếu tố môi trường: ảnh hưởng đến gia tăng tỷ lệ ĐTĐ típ 2 liên quan đến béo phì, ăn các loại thực phẩm giàu năng lượng, giàu carbohydrate, ít vận động.
- Béo phì là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tiểu đường típ 2 và 80 đến 90% người mắc bệnh tiểu đường típ 2 bị thừa cân hoặc béo phì. Vì béo phì gây ra tình trạng kháng insulin ( Béo phì nhất là béo phì vùng bụng có liên quan với tăng acid béo trong máu, mô mỡ cũng tiết ra một số hormon làm giảm tác dụng của insulin ở các cơ quan đích như gan, tế bào mỡ, tế bào cơ (đề kháng insulin tại các cơ quan đích)) nên những người béo phì có thể cần một lượng lớn insulin để duy trì mức đường huyết bình thường.
- Hiện nay, có 8 cơ chế bệnh sinh được biết gây tăng đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2:
-
Suy giảm chức năng tế bào beta của tuyến tụy
-
Cơ chế tăng glucagon
-
Đề kháng insulin ở gan
-
Đề kháng insulin ở cơ
-
Đề kháng insulin ở mô mỡ
-
Vai trò của incretin
-
Tăng tái hấp thu glucose ở thận
-
Rối loạn chức năng dẫn truyền thần kinh ở não
2c. Tiến triển:
- Tiến triển âm thầm, giai đoạn tiền đái tháo đường kéo dài từ 5 - 7 năm
- Do tình trạng đề kháng insulin, ở giai đoạn đầu tế bào beta bù trừ và tăng tiết insulin trong máu, nếu tình trạng đề kháng insulin kéo dài hoặc nặng dần, tế bào beta sẽ không tiết đủ insulin và ĐTĐ típ 2 lâm sàng sẽ xuất hiện.
- Tình trạng đề kháng insulin có thể cải thiện khi giảm cân, hoặc dùng một số thuốc nhưng không bao giờ hoàn toàn trở lại bình thường.
2d. Biến chứng:
-
Biến chứng cấp tính : Tăng đường huyết quá cao có thể đưa bệnh nhân vào hôn mê nhiễm ceton hay hôn mê tăng áp lực thẩm thấu. Tử vong do hôn mê tăng đường huyết là rất cao.
-
Biến chứng tim và mạch máu . Đái tháo đường làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch, bao gồm bệnh mạch vành với cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não , xơ vữa động mạch và tăng huyết áp
-
Biến chứng thần kinh (neuropathy): Đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương thành mạch máu nhỏ (mao mạch) nuôi dưỡng những sợi thần kinh, đặc biệt ở chân. Tổn thương này gây ra các triệu chứng : châm chích như kiến bò, tê chân, nóng rát hay đau thường bắt đầu từ các ngón chân, ngón tay và lan dần lên. Nếu đường huyết không được kiểm soát tốt có thể gây mất toàn bộ cảm giác ở chi. Tổn thương những sợi thần kinh tự động kiểm soát việc tiêu hóa có thể gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy hay táo bón . Đối với đàn ông, có thể bị rối loạn cương dương.
-
Biến chứng thận (Nephropathy): Thận chứa hàng triệu búi mạch máu nhỏ có chức năng lọc chất thải ra khỏi cơ thể. Đái tháo đường có thể gây tổn thương những hệ thống lọc này. Cuối cùng có thể dẫn tới suy thận hay bệnh thận giai đoạn cuối không thể phục hồi được, khi đó cần phải chạy thận nhân tạo hay ghép thận.
-
Biến chứng mắt: Đái tháo đường có thể gây tổn thương mạch máu ở võng mạc (bệnh võng mạc do Đái tháo đường ), có thể dẫn tới giảm thị lực hay mù hoàn toàn. Đái tháo đường cũng làm tăng nguy cơ bị các bệnh lý mắt khác như đục thủy tinh thể và glaucoma.
-
Biến chứng chân: Tổn thương thần kinh ở chân và giảm tưới máu chân làm tăng nguy cơ của nhiều biến chứng trên bàn chân. Nếu không được điều trị, các vết thương hay nốt phồng sẽ bị nhiễm trùng. Nếu tổn thương trầm trọng có thể phải cắt bỏ ngón chân, bàn chân hay cả chân để cứu tính mạng bệnh nhân.
-
Tổn thương ở da và miệng: Đái tháo đường có thể làm cho da dễ bị nhiễm trùng hay nhiễm nấm. Viêm lợi có thể xảy ra.
-
Loãng xương: Đái tháo đường có thể làm giảm đậm độ xương hơn bình thường, tăng nguy cơ gãy xương do loãng xương.
-
Bệnh Alzheimer: Đái tháo đường type 2 có thể tăng nguy cơ bị bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ. Đường huyết không được kiểm soát sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Một giả thuyết cho rằng những biến chứng mạch máu do đái tháo đường có thể gây mất trí nhớ bằng cách làm tắc nghẽn mạch máu tới não và gây đột quị . Khả năng khác là có quá nhiều insulin trong mạch máu dẫn tới tổn thương não do quá trình viêm hay thiếu hụt insulin trong não đã tước đoạt glucose của tế bào não .
-
Nghe kém: Đái tháo đường có thể gây nghe kém
-
Cơ chế chung: để giải thích cho các biến chứng này, đó là lượng đường trong máu cao làm tổn thương mạch máu, dây thần kinh, làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh nhân tiểu đường.
2e. Triệu chứng:
- Có thể không có bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm trước khi được chẩn đoán.
- Các triệu chứng: đi tiểu nhiều và khát lúc đầu ở mức độ nhẹ và dần dần diễn tiến trầm trọng hơn trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Sau cùng cơ thể cảm thấy cực kỳ mệt mỏi, có khả năng mờ mắt và mất nước.
Tài liệu tham khảo:
1. Cơ chế Đái tháo đường típ 2 : https://benhviennoitietnghean.vn/images/vanban/Huong_dan_chan_doan_va_dieu_tri_khoa_DTD_2020..pdf
2. Đái tháo đường típ 2: https://www.msdmanuals.com/home/hormonal-and-metabolic-disorders/diabetes-mellitus-dm-and-disorders-of-blood-sugar-metabolism/diabetes-mellitus-dm
3. Biến chứng đái tháo đường típ 2 theo Bộ Y tế: https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/nhung-bien-chung-nguy-hiem-cua-tieu-uong-type-2-ma-nguoi-benh-de-gap-phai-?inheritRedirect=false
Tài liệu tham khảo: Chẩn đoán Đái tháo đường của Bộ Y tế: https://daithaoduong.kcb.vn/chan-doan-dai-thao-duong
3. Điều trị:
3.1. Mục tiêu điều trị:
-
Tránh các biến chứng do Đái tháo đường
-
Duy trì chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân
* Mục tiêu điều trị cho BN ĐTĐ ở người trưởng thành, không có thai
* Mục tiêu điều trị ở các cá nhân có thể khác nhau.
- Mục tiêu có thể thấp hơn (HbA1c <6,5%) ở BN trẻ, mới chẩn đoán, không có các bệnh lý tim mạch, nguy cơ hạ glucose máu thấp.
- Ngược lại, mục tiêu có thể cao hơn (HbA1c từ 7,5 - 8%) ở những BN lớn tuổi, mắc bệnh đái tháo đường đã lâu, có nhiều bệnh lý đi kèm, có tiền sử hạ glucose máu nặng trước đó.
- Cần chú ý mục tiêu glucose huyết sau ăn (sau khi bắt đầu ăn 1-2 giờ) nếu đã đạt được mục tiêu glucose huyết lúc đói nhưng chưa đạt được mục tiêu HbA1c.
* Đánh giá về kiểm soát đường huyết:
- Thực hiện xét nghiệm HbA1c ít nhất 2 lần trong 1 năm ở những người bệnh đáp ứng mục tiêu điều trị (và những người có đường huyết được kiểm soát ổn định).
- Thực hiện xét nghiệm HbA1c hàng quý ở những người bệnh được thay đổi liệu pháp điều trị hoặc những người không đáp ứng mục tiêu về glucose huyết.
Thực hiện xét nghiệm HbA1c tại thời điểm người bệnh đến khám, chữa bệnh để tạo cơ hội cho việc thay đổi điều trị kịp thời hơn.
3.2. Các biện pháp điều trị đái tháo đường:
-
Dinh dưỡng, kiểm soát cân nặng
-
Hoạt động thể lực
-
Thuốc
-
Các yếu tố cần xem xét khi chọn lựa thuốc điều trị:
-
Hiệu quả giảm glucose huyết
-
Nguy cơ hạ glucose máu: sulfonylurea, insulin
-
Tăng cân: Pioglitazone, insulin, sulfonylurea
-
Giảm cân: GLP-1 RA, ức chế SGLT2, ức chế DPP-4 (giảm cân ít)
-
Không ảnh hưởng nhiều lên cân nặng: ức chế enzym DPP-4, metformin
-
Ảnh hưởng lên bệnh lý tim mạch do xơ vữa:
-
Hiệu quả có lợi (bằng chứng rõ ràng: GLP-1 RA và ức chế SGLT-2 trừ lixisenatide trung tính)
-
Có thể có lợi pioglitazone và metformin
-
Ảnh hưởng lên suy tim, đặc biệt suy tim phân suất tống máu giảm LVEF<45%:
SGLT-2i giảm tiến triển suy tim, nguy cơ nhập viện do suy tim
Chống chỉ định dùng nhóm TZD do tăng suy tim sung huyết
-
Ảnh hưởng lên thận:
Tác động tốt, giúp phục hồi chức năng thận, giảm tiến triển bệnh thận mạn: AECi, SGLT-2i. Nếu không dung nạp hoặc chống chỉ định với SGLT-2i hoặc mức lọc cầu thận không phù hợp, bổ sung GLP-1 RA
Tác động không có lợi hoặc thận trọng, giảm liều khi suy thận: SU, Metformin
-
Các đối tượng BN đặc biệt
Người cao tuổi ( > 65 tuổi): Không cần chỉnh liều GLP-1 RA, SGLT-2i
Suy thận: Không cần chỉnh liều GLP-1 RA, Linagliptin đối với suy thận nhẹ, trung bình hay nặng. SGLT-2i được ưu tiên trên BN có eGFR 30-60 mL/phút/1,73m2 da hoặc albumin niệu>30mg/g creatinin để giảm tiến triển bệnh thận mạn
Suy gan: Không cần chỉnh liều GLP-1 RA, SGLT-2i đối với suy gan nhẹ hoặc trung bình. Ở BN suy gan nặng, dapagliflozin có thể khởi trị với liều 5 mg, nếu dung nạp có thể tăng lên 10 mg. Empagliflozin không khuyến cáo trên BN suy gan nặng.
Giá thuốc, tính sẵn có, sự dung nạp và khả năng chi trả của BN
-
Phác đồ sử dụng dễ nhớ, dễ thực hiện và khả năng tuân thủ điều trị của người bệnh
-
Loại bỏ hoặc điều trị các yếu tố nguy cơ của xơ vữa sớm
-
Phòng ngừa và điều trị biến chứng
Tài liệu tham khảo:
Điều trị Đái tháo đường của Bộ Y tế ( Phần 4) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-5481-QD-BYT-2020-tai-lieu-chuyen-mon-Huong-dan-chan-doan-dieu-tri-dai-thao-duong-tip-2-460925.aspx
4. Đái tháo đường thai kỳ:
4.1. Tổng quan:
- Đái tháo đường thai kỳ là Đái tháo đường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về Đái tháo đường típ 1, típ 2 trước đó.
-
Nếu phụ nữ có thai 3 tháng đầu được phát hiện tăng glucose huyết thì chẩn đoán là Đái tháo đường chưa được chẩn đoán hoặc chưa được phát hiện và dùng tiêu chí chẩn đoán như ở người không có thai
- Hậu quả xấu cho cả mẹ và con như tiền sản giật, sẩy thai, thai lưu, tử vong sau sinh,...
- Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ bị tăng nguy cơ mắc đái tháo đường típ 2 trong tương lai.
4.2. Thời điểm tầm soát đái tháo đường thai kỳ (Theo Bộ Y tế)
- Tầm soát ĐTĐ ngay lần khám thai đầu tiên: thường vào quý đầu, dùng tiêu chí như người không có thai, nếu bất thường, đã có ĐTĐ từ trước nhưng chưa được chẩn đoán.
Nếu 3 tháng đầu kết quả bình thường → Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với những thai phụ.
4.3. Tầm soát và chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ (Theo Bộ Y tế)
-
Phương pháp 1 bước (one-step strategy)
-
-
Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g (75-g OGTT): đo nồng độ glucose huyết tương lúc đói và tại thời điểm 1 giờ, 2 giờ, ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với những thai phụ không được chẩn đoán ĐTĐ trước đó. Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện vào buổi sáng sau khi nhịn đói qua đêm ít nhất 8 giờ.
-
Chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ khi bất kỳ giá trị glucose huyết thoả mãn tiêu chuẩn sau đây:
-
-
-
Lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L)
-
Ở thời điểm 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L)
-
Ở thời điểm 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L)
-
-
Phương pháp 2 bước (two-step strategy)
-
-
Bước 1: Thực hiện nghiệm pháp uống glucose 50g hoặc uống tải glucose 50 gam (glucose loading test: GLT): Uống 50 gam glucose (trước đó không nhịn đói), đo glucose huyết tương tại thời điểm 1 giờ, ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với những thai phụ không được chẩn đoán ĐTĐ trước đó. Nếu mức glucose huyết tương được đo lường tại thời điểm 1 giờ sau uống là 130 mg/dL, 135 mg/dL, hoặc 140 mg/dL (7,2 mmol/L, 7,5 mmol/L, 7,8 mmol/L) tiếp tục với nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 100g.
-
Bước 2: Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 100g (100-g OGTT): Nghiệm pháp phải được thực hiện khi bệnh nhân đang đói: Bệnh nhân nhịn đói, uống 100 gam glucose pha trong 250-300 ml nước, đo glucose huyết lúc đói và tại thời điểm 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, sau khi uống glucose.
-
Chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ khi ít nhất có 2 trong 4 giá trị mức glucose huyết tương bằng hoặc vượt quá các ngưỡng sau đây:
-
4.4. Điều trị:
Chăm sóc ở bà mẹ bị ĐTĐTK cần nhiều chuyên khoa: phụ sản, nội tiết, dinh dưỡng và nhi khoa.
- Trong lúc mang thai: nguyên tắc chung của điều trị là điều chỉnh chế độ ăn sao cho đường huyết ở mức 5,7 - 6,1mmol/l. Các bà mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng, vận động, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
-
Năng lượng nhu cầu hàng ngày trung bình 1.800 - 2.500 calo, trong khẩu phần ăn giảm mỡ, giảm bột và tăng chất xơ. Các bữa ăn cần được chia làm nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng ăn no quá hay để đói quá.
-
Khi thực hiện đúng theo nguyên tắc trên mà đường huyết ổn định thì không cần phải dùng thuốc, chỉ cần thực hiện đúng chế độ và thử đường huyết mỗi tuần 1 lần.
-
Trường hợp đường huyết vẫn cao, phải điều trị bằng insulin có tác dụng kéo dài và theo dõi đường huyết mỗi ngày vào buổi sáng lúc nhịn đói.
- Về phía thai: bà mẹ được chăm sóc khám thai mỗi 2 tuần một lần, cân nặng, đo huyết áp và xét nghiệm chức năng gan, chức năng thận, phát hiện những bất thường khác để điều trị kịp thời, đánh giá sức khỏe thai bằng siêu âm Doppler, siêu âm 4 chiều, đo monitoring sản khoa, khi tuổi thai từ 36 tuần trở đi.
- Trong lúc chuyển dạ: nếu đường huyết mẹ ổn định, sẽ cho chuyển dạ tự nhiên theo ngả sinh âm đạo, trừ những trường hợp có chỉ định mổ lấy thai. Trong lúc chuyển dạ sinh, cần theo dõi đường huyết mỗi 2 giờ/lần. Điều trị bằng insulin khi đường huyết tăng trên 6,8mmol/l.
- Sau sinh: mẹ và bé cần được theo dõi đường huyết, vì có thể có nguy cơ hạ đường huyết. Cần có chế độ dinh dưỡng theo đúng nguyên tắc. Tiếp tục tầm soát bệnh lý ĐTĐTK sau tuần lễ thứ 6 trở đi, bằng cách tương tự sử dụng trắc nghiệm dung nạp đường 75g đường trong 2 giờ. Để có hướng điều trị tiếp.
4.5. Phòng ngừa:
-
Chế độ ăn hợp lý: ăn những chất dinh dưỡng có tác dụng chống lại cơ chế sinh bệnh hoặc các rối loạn đi kèm với đái tháo đường giúp kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường, bao gồm: chất xơ, chất acid béo,các loại vitamin như: E, C, nhóm B và các loại muối khoáng như: kẽm, magie,..
- Vận động: rèn luyện thân thể, thể dục thể thao giúp cho cơ thể săn chắc, tránh béo phì, tăng cường sức khỏe, tăng sự tiêu thụ năng lượng, tạo nên đường huyết không tăng, giảm được yếu tố nguy cơ
Tài liệu tham khảo:
-
Tầm soát và chẩn đoán Đái tháo đường thai kỳ của Bộ Y tế: https://daithaoduong.kcb.vn/dai-thao-duong-thai-ky
Điều trị đái tháo đường thai kỳ của Bộ Y tế: https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/-ieu-tri-ai-thao-uong-thai--1?inheritRedirect=false