6 phút đọc

9/11/2023

Bệnh đau mắt đỏ đang gia tăng, cần làm gì?

Tính từ đầu năm 2023 đến ngày 31/8, tổng số ca bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) ghi nhận tại các bệnh viện trên địa bàn Thành phố là 63.309 ca, tăng 15,38% so với cùng kỳ năm 2022 là 53.573 ca. 

> Phác đồ điều trị viêm kết mạc - Bệnh viện An Giang, 2012

Trong tổng số 63.039 ca bệnh, 1.001 ca có biến chứng, chiếm 1,59% (cùng kỳ năm 2022 là 873 ca biến chứng, chiếm 1,63% tổng số ca bệnh). Các biến chứng của bệnh viêm kết mạc thường gặp gồm: viêm giác mạc, loét giác mạc, sẹo giác mạc, bội nhiễm, suy giảm thị lực...

hinh-4-1503391119.jpg

Bệnh đau mắt đỏ đang có nguy cơ lan thành dịch. Ảnh minh hoạ.

1. Bệnh đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt còn lại. Cho đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.

Viêm kết mạc do vi rút Adenovirus là một nguyên nhân phổ biến gây ra đau mắt đỏ, và thường xuất hiện các triệu chứng như: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, có ghèn dính mí mắt khó mở, nổi hạch trước tai hoặc dưới hàm... Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Trong trường hợp này, người bị bệnh nên tạm nghỉ ở nhà (nghỉ làm/nghỉ học từ 5-7 ngày), hạn chế tiếp xúc để tránh lây lan cho người khác. Khi phát hiện có dấu hiệu đau mắt đỏ thì cần đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, hướng dẫn và chăm sóc phù hợp. Lưu ý: chỉ định nghỉ làm/nghỉ học là do bác sĩ quyết định.

Bệnh đau mắt đỏ có thể lây truyền qua nhiều cách, bao gồm tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như nói chuyện, ôm hôn, hoặc bắt tay…. Ngoài ra, bệnh có thể lan truyền thông qua các vật dụng nhiễm mầm bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt, gối, tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại, đồ chơi... Sử dụng nguồn nước nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, hoặc bể bơi cũng có thể là nguồn lây truyền bệnh. Hơn nữa, thói quen sờ mắt, đặt tay vào mũi hoặc miệng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Bệnh đau mắt đỏ có thể phòng tránh được.

2. Đau mắt đỏ làm sao nhanh khỏi?

Trị đau mắt đỏ có rất nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp bạn nên chọn những phương pháp riêng để phù hợp hơn. Dưới đây là các cách chữa bệnh đau mắt đỏ nhanh khỏi nhất mà bạn có thể thử áp dụng:

2.1 Chữa đau mắt đỏ nhờ thuốc nhỏ mắt

Đau mắt đỏ làm sao nhanh khỏi? Nếu bị đau mắt đỏ, bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt theo kê đơn của bác sĩ. Tùy vào tác nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ sử dụng loại thuốc nhỏ mắt phù hợp để chữa đau mắt đỏ. Bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt natri clorid 0.9% (hay còn gọi nước muối sinh lý). Loại thuốc nhỏ mắt này để rửa sạch ghèn và giữ mắt bạn luôn sạch sẽ.

Bạn hãy thử nhỏ mắt 5-6 lần/ ngày. Lưu ý dùng ít và sử dụng bông sạch (bông tẩy trang) thấm khô. Sau khi dùng nhớ để bông cẩn thận vào túi bóng kín để hạn chế lây sang ho người khác. Việc rửa mắt thường xuyên góp phần trôi bớt tác nhân gây bệnh và giảm triệu chứng. Đặc biệt, các loại thuốc kể trên chỉ mang tính tham khảo, người bệnh nên đi khám trực tiếp để được bác sĩ kê đơn.

2.2 Chữa đau mắt đỏ nhanh hơn nhờ đắp khăn ấm cho mắt

Ngoài cách sử dụng thuốc nhỏ mắt, có thể sử dụng khăn đã thấm nước ấm để đắp lên mắt. Bạn đặt khăn chỉ 10 phút đổ lại là mắt đã dễ chịu hơn nhiều rồi.

Lý giải điều trên do khăn ấm làm giãn mạch máu, tăng lưu thông máu từ đó giảm kích ứng, cảm giác đau đớn. Đồng thời phương pháp này cũng tăng lượng dầu tiết ra ở mí mắt giữ cho mắt không khô. Vùng da mắt và quanh mắt vô cùng mỏng và nhạy cảm, vì thế không được dùng nước quá nóng để chườm.

2.3 Chữa đau mắt đỏ nhanh khỏi bằng đắp khăn lạnh

Nếu bạn đã thử chườm nóng cho mắt mà không đỡ thì có thể áp dụng cách ngược lại là dùng nước lạnh. Bạn chỉ cần dùng khăn sạch ngâm nước lạnh rồi vắt kiệt nước và đắp lên mắt. Khi đó các triệu chứng đau, rát và nhức mỏi mắt có thể sẽ thuyên giảm. Ngoài ra, cách này còn giúp giảm bớt vết sưng, làm dịu cơn ngứa râm ran ở mắt do virus hoặc kích ứng gây ra.

Lưu ý rằng nếu dùng nước đá hoặc nước quá lạnh đắp cho mắt có thể phản tác dụng. Thậm chí có trường hợp bệnh đau mắt đỏ còn trở nên trầm trọng hơn. Khăn lạnh với mức độ vừa phải chính là lựa chọn hợp lý để giảm triệu chứng đau mắt đỏ.

2.4 Chữa đau mắt đỏ với thuốc giảm đau

Với bệnh đau mắt đỏ trở nặng thì việc dùng thuốc kháng sinh là điều khó tránh khỏi. Bởi thuốc mang thành phần kháng viêm sẽ giúp kiểm soát đau nhức, ngứa cộm mắt do đau mắt đỏ gây ra.

Thuốc đôi khi chỉ trị được phần ngọn vấn đề, quan trọng vẫn là khắc phục được nguyên nhân gây bệnh là virus, vi khuẩn hay dị ứng. Tất cả các loại thuốc cần sử dụng đúng theo kê đơn và chỉ dẫn của bác sĩ.

Các biện pháp phòng chống bệnh đau mắt đỏ. Ảnh: TTXVN.

3. Bệnh đau mắt đỏ phòng tránh thế nào?

Đau mắt đỏ rất dễ lây lan, thậm chí vào mùa hè có bùng phát thành dịch. Vì thế, bạn cần chủ động phòng bệnh thay vì để nhiễm đau mắt đỏ rồi mới trị. Bên cạnh việc thực hiện các cách trị viêm kết mạc ở trên, bạn cần nghiêm túc thực hiện một số nguyên tắc sau để nhanh khỏi hơn và hạn chế việc lây lan ra cộng đồng.

– Ngăn virus viêm kết mạc bằng việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch.

– Không đưa tay chạm vào mắt vì dễ đưa virus, vi khuẩn lên mắt.

– Giặt khăn mặt thường xuyên, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, không dùng chung khăn mặt.

– Một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng: có omega- 3, vitamin E, A, B6, B9 và B12… Những chất này có trong cá hồi, cà rốt, cà chua, ớt chuông, rau quả… giúp mắt luôn khỏe mạnh và tránh đau mắt đỏ.

– Môi trường sống sạch sẽ và lành mạnh sẽ hạn chế nguy cơ gây dị ứng cho mắt. Nếu có điều kiện hãy trang bị máy lọc không khí để không gian sống của bạn luôn sạch sẽ.

Nguồn tổng hợp: HCDC, Bệnh viện Thu Cúc.

>[Quy trình] Nội soi khớp gối sinh thiết để chẩn đoán

>Phẫu thuật đặt điện cực tuỷ sống bằng đường mở cung sau

#Health Care
Bình luận