2 phút đọc

7/22/2023

[Mô học] CẤU TRÚC MÔ HỌC DẠ DÀY

I. CẤU TRÚC MÔ HỌC CỦA DẠ DÀY

344137180_1307906173464179_4908137213158695452_n.jpg

- Dạ dày được cấu tạo bởi 4 tầng mô từ ngoài vào trong lần lượt là: (1) Tầng vỏ ngoài; (2)Tầng cơ: Gồm 3 lớp cơ trơn; (3) Tầng dưới niêm mạc và (4) Tầng niêm mạc đảm nhận chức năng hóa học của dạ dày mà ta đang đề cập đến. Tầng niêm mạc gồm 3 lớp:

▪ Biểu mô: Thuộc loại biểu mô trụ đơn và có khả năng tiết chất nhầy.

▪ Lớp đệm: chứa một lượng lớn các tuyến dạ dày.

▪ Lớp cơ niêm: là lớp cơ trơn mỏng

- Người ta chia các tuyến dạ dày thành 3 loại: (1) tuyến tâm vị (vùng tâm vị); (2) tuyến môn vị (vùng hang và môn vị) ; (3) tuyến đáy vị (vùng thân vị và đáy vị). Trong đó acid dạ dày chủ yếu tiết bởi tuyến đáy vị.

- Tuyến đáy vị thuộc dạng tuyến ống thẳng chia nhánh, chia làm 3 đoạn (đoạn eo, đoạn cổ tuyến, đoạn đáy tuyến). Cấu tạo bởi 4 loại tế bào: tế bào nhầy cổ tuyến và tế bào viền tập trung cùng eo và cổ tuyến; tế chính và tế bào nội tiết tập trung ở vùng đáy tuyến

▪ Tế bào chính: hình vuông, tiết enzyme của dạ dày (pepsinogen và lipase dạ dày)

▪ Tế bào viền: hình đa diện, tiết acid HCl và yếu tố nội giúp hấp thu B12

▪ Tế bào nhầy cổ tuyến: bài tiết chất nhầy ít kiềm hơn chất nhầy của biểu mô

▪ Tế bào nội tiết (tế bào ưa bạc): ở tuyến đáy vị tiết serotonin, somatostatin, histamin; tuyến môn vị tiết somatostatin, gastrin.

II.  CHỨC NĂNG TIẾT ACID CỦA DẠ DÀY

Động lực chính cho sự bài tiết acid chlohydric của các tế bào viền là các bơm H - K ( H-K adenosine triphosphatase [ATPase] ).

• Cơ chế hóa học của sự hình thành acid hydrochloric bao gồm các bước như sau: 

1. ở tế bào viền, CO2 và H2O kết hợp với nhau và chuyển thành H+ và HCO3-, xúc tác bởi carbonic anhydrase ( CA). Ngoài ra, nước trong các tế bào viền phân li thành ion H+ và ion OH

2. H+ được tiết vào lòng dạ dày nhờ bơm proton H+-K+-ATPase. Cl- được tiết cùng H+ qua kênh. Sản phẩm tiết của tế bào viền là khi H+ kết hợp với Cl- tạo HCl

3. HCO3- được sản xuất ở tế bào viền sẽ hấp thu vào máu để trao đổi với Cl-.

• Các yếu tố cơ bản kích thích sự bài tiết dịch vị là Acetylcholine, Gastrin, và Histamine. Acetylcholin được giải phóng ra do sự kích thích hệ đối giao cảm sẽ kích thích sự bài tiết pepsinogen từ các tế bào chính, acid hydrochloric từ các tế bào viền và chất nhày từ các tế bào tiết nhày. So với acetylcholine, cả gastrin và histamine đều kích thích rất mạnh tế bào viền bài tiết acid, nhưng chúng ít có tác động tới các tế bào bài tiết khác

• Sự kích thích bài tiết acid dạ dày: sự bài tiết acid này nằm dưới dự kiểm soát liên tục của cả tín hiệu thần kinh và thể dịch.

#Tiêu hóa
Bình luận