3 phút đọc

5/8/2023

Các loại thuốc bị cấm sử dụng khi thi đấu thể thao 

Chất gây nghiện, chất kích thích, thuốc lợi tiểu, thuốc nội tiết tố có thể giúp vận động viên gian lận thành tích. Đồng thời, những chất này còn gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý của người sử dụng. 

> Tình hình khám chữa bệnh, cấp cứu trong kỳ nghỉ vừa qua

Sáng ngày 5/5, Liên đoàn Điền kinh Việt Nam xác nhận năm VĐV điền kinh Việt Nam dính doping tại SEA Games 31. Bên cạnh năm chân chạy Việt Nam, còn hai VĐV Thái Lan, hai Myanmar và một Indonesia bị công khai danh tính đợt này.

Thi đấu thể thao không được sử dụng những loại thuốc này

Thuốc kích thích

Thi đấu thể thao không được sử dụng thuốc kích thích. Các loại thuốc kích thích bị cấm vì nhiều lý do. Ngoài việc tăng thêm sự cảnh giác và tính chiến đấu, thuốc còn làm tăng tính thù địch, cảm giác gây hấn. 

Thuốc gây ra các rối loạn về sinh lý và tâm lý. Điều này sẽ làm vận động viên dễ bị chấn thương do suy giảm khả năng phán đoán.

Về sinh lý, thuốc làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp và mất nước. Vận động viên phải đối mặt với các nguy cơ như chảy máu não, tim loạn nhịp, ngưng tim, thậm chí là tử vong. Các chất kích thích bị cấm là ephedrin, pseudoephedin, phenylpropanolamin, loại beta 2 agonist, loại kích beta 2)...

Chất gây nghiện

Chất tiếp theo không được dùng khi thi đấu thể thao là các chất gây nghiện. 

Các chất gây nghiện thường tạo ra những khoái cảm giả tạo, khiến vận động viên không biết được tình trạng nguy hiểm xảy đến với mình. Thuốc làm tăng khả năng chịu đau cho người dùng, khiến chấn thương càng thêm nặng vì không cảm nhận được cơn đau. Loại thuốc phổ biến là morphin. Ngoài giảm đau một cách giả tạo, morphin còn có thể gây suy hô hấp.

Các loại thuốc tiết tố nam

Nằm trong danh sách cấm dùng khi thi đấu thể thao tiếp theo là các loại thuốc tiết tố nam. Thuốc gây nguy hiểm đến chức năng của cơ thể, có thể gây tai biến. 

Các loại thuốc nội tiết tố nam mà vận động viên bị cấm sử dụng như bolasteron, boldenon, clostebol, dehydrochlormethyl-testosteron, fluoxymesteron… 

Bên cạnh đó, một số loại thuốc nội tiết tố khác cũng bị cấm như nội tiết tố nhau thai (chorionic gonadotrophin) và nội tiết tố tăng trưởng (growth hormone).

Chất chẹn beta

Các chất chẹn beta là loại thuốc thường được dùng để hạ huyết áp, làm giảm loạn nhịp tim. 

Tuy vậy, các chất chẹn beta thường bị cấm khi thi đấu vì có thể làm giảm lượng máu cấp tới các cơ tới các cơ và làm đọng lại các biến dưỡng không tốt.

Thuốc lợi tiểu

Kế đến là thuốc lợi tiểu. Đây là loại thuốc dùng để giảm bớt sức nặng cơ thể hoặc thải nhanh nồng độ thuốc qua nước tiểu với mục đích giảm nguy cơ phát hiện. Những thuốc này đều bị cấm khi thi đấu. Ngoài ra, sự giảm sút cân nặng một cách giả tạo có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng. 

Thuốc lợi tiểu bị cấm gồm acetazolamid, amilorid, bendroflumethiazid, benzthiazid, bumetanid, canrenon… 

Các phương thức bị cấm khi thi đấu thể thao

Bên cạnh việc cấm các loại thuốc kể trên, Ủy ban Olympic Quốc tế còn cấm những phương thức dùng doping như truyền máu. Vận động viên sẽ sử dụng máu của mình để truyền lại cho mình trước khi thi đấu. Phương pháp này có tính không tự nhiên, đi ngược lại nghiệp vụ của y khoa và thể thao. 

Một số phương pháp khác cũng bị cấm khi thi đấu như sử dụng các thuốc hóa học hoặc dùng những phương pháp vật lý để thay đổi nồng độ thuốc trong nước tiểu, chẳng hạn như cấm thông tiểu, cấm sử dụng những loại chất để trung hòa nước tiểu hoặc các chất ngưng không cho đi tiểu nhiều (probenecid).

Nguồn: VNExpress.

> Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn kiêm nghiệm điều hành Bệnh viện Việt Đức

#Health Care
Bình luận