
Vấn đề nào sau đây có thể khiến tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn?
A. Dùng quá nhiều thuốc nhuận tràng
B. Bổ sung Probiotics
C. Châm cứu
D. Ăn nhiều chất xơ
IV. Chẩn đoán
a. Hỏi bệnh
- Cần khai thác kỹ bệnh sử của bệnh nhân:
+ Kiểm tra các rối loạn thần kinh: tổn thương rễ, Parkinson, xơ cứng tủy rải rác. Các bệnh lý thần kinh đặc biệt là tổn thương rễ thần kinh gây nên triệu chứng táo bón cực khó chữa, thường không thành công.
+ Kiểm tra về tâm thần: sang chấn tâm lý, tình dục, bạo lực gây ra những thay đổi bất thường quanh việc đại tiện. Tuy nhiên khai thác các dấu hiệu tâm lý không dễ mà cần phải nhờ đến các chuyên gia.
+ Khai thác thời gian bị bệnh: nếu táo bón mới mắc có thể là nguyên nhân tắc nghẽn, nếu không có cảm giác đại tiện trong thời gian dài có thể do ruột già mất nhu động.
+ Tiền sử gia đình: tìm hiểu các bệnh lý có liên quan với dấu hiệu táo bón, khai thác các tiền sử có bệnh lý thực thể ống tiêu hóa như ung thư.
b. Khám lâm sàng
- Khám lâm sàng thường phát hiện các triệu chứng sau:
+ Toàn thân không có gì thay đổi: không gầy sút cân, không sốt, không thiếu máu, không có cảm giác ăn không ngon miệng,..
+ Bụng có thể chướng hơi.
+ Có thể thấy dấu hiệu rắn bò trong táo bón mạn tính (liệt ruột, tắc ruột).
+ Có thể sờ thấy hố phân rắn ở hố chậu phải.
+ Thăm khám trực tràng: phân rắn, có thể có máu, trương lực cơ thắt thay đổi, sa trực tràng,...
c. Khám cận lâm sàng
- Một số phương pháp cận lâm sàng sau được sử dụng trong chẩn đoán bệnh nhân bị táo bón:
+ Chụp XQ khung đại tràng và nội soi đại tràng loại trừ tắc nghẽn: megacolon, đại tràng sigma dài.
+ Siêu âm bụng
+ Test đánh giá chức năng đại tràng và trực tràng: đo điện cơ, tốc độ dịch chuyển phân, đo vận động trực tràng, sinh thiết niêm mạc trực tràng.
+ Đo thời gian nhu động đại tràng bằng chất đánh dấu.
+ Chụp trực tràng khi rặn: góc ống hậu môn và bóng trực tràng nhỏ hơn 90 độ là táo bón.
+ Chụp CT tiểu khung: chụp MRI tiểu khung nhằm loại trừ nguyên nhân táo bón do u, lồng ruột, tắc ruột.
+ Một số xét nghiệm máu: calci, điện giải đồ, FT4 và TSH.
V. Điều trị
- Điều trị táo bón là điều trị triệu chứng. Trường hợp tìm được nguyên nhân gây táo bón cần phải giải quyết nguyên nhân (khối u, sa trực tràng, suy giáp, tăng calci máu,...).
- Các nhóm thuốc điều trị táo bón:
+ Nhuận tràng tăng tạo khối lượng phân: Psyllium, Polycarbophil, Methylcellulose. Tác dụng làm tăng khối lượng phân nên có thể sẽ gây chướng bụng nhưng khá an toàn khi dùng lâu dài (chỉ dùng khi không thể tăng khẩu phần chất xơ trong bữa ăn).
+ Nhóm bôi trơn: dầu parafin, glycerin.
+ Nhuận tràng kích thích: kích thích trực tiếp vào hệ thống thần kinh đại tràng, tác dụng thường trong 8-12 giờ, viên đặt nhanh hơn 20-60 phút (không nên dùng kéo dài do có khả năng gây ung thư).
-
Tác động trên bề mặt: Ducusate, acid mật;
-
Dẫn xuất Diphenylmethan: Phenolphtalein, Bisacodyl, Picosulfat muối;
-
Ricinoleic acid;
-
Anthraquinones: Sena, cascara sagrada, aloe, rhubard;
+ Nhuận tràng thẩm thấu: Muối magie và phosphat 5-10g/ngày tác dụng nhanh có nguy cơ tiêu chảy, đường Lactulose 20-40g/ngày, Sorbitol 10-20g/ngày, polyethylene glycol. Tác dụng giữ nước theo cơ chế thẩm thấu.
+ Glycerin đặt hậu môn.
+ Ion magie, kẽm, calci giúp tăng cường vận động ống tiêu hóa: Panangin 2 viên/ngày.
* Lưu ý:
- Khi dùng thuốc nhuận tràng:
+ Dùng ngắt quãng không nên dùng kéo dài
+ Nên hạn chế nhóm thuốc nhuận tràng kích thích do nguy cơ gây bệnh đại tràng đen
+ Nên dùng luân phiên các thuốc nhuận tràng
- Với táo bón nguyên phát điều trị bằng thuốc còn có tác dụng, với táo bón thường gặp ở người già, người nằm lâu, rối loạn vận động sàn chậu điều trị nội khoa ít hiệu quả đôi khi phải điều trị ngoại khoa.
VI. Phòng bệnh
- Thực hiện chế độ ăn uống tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, các loại rau xanh và trái cây tươi. Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo. Không lạm dụng rượu, cà phê, trà đặc…
- Uống đủ nước theo nhu cầu của cơ thể.
* Công thức tính lượng nước cần uống theo cân nặng:
Lượng nước (lít) = [Cân nặng(kg) + (Thời gian luyện tập/30 phút x 12 oz)] x 0.03 lít
- Thường xuyên vận động, rèn luyện thể lực. Mỗi ngày cần vận động thể lực với cường độ tối thiểu phải tương đương 30 phút đi bộ. Không nên ngồi nhiều.
- Không nên nhịn đại tiện. Tập thói quen đại tiện hàng ngày vào một giờ nhất định.
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không lạm dụng thuốc nhuận tràng để điều trị táo bón.